Nghe tin tối ngày 7/7/2013 tới đài Truyền hình Việt Nam phối
hợp với TU, UBND, HĐND tỉnh Quảng Trị tổ chức kỷ niệm 45 năm chiến thắng Đường
9 - Khe Sanh năm 1968 tại sân bay Tà Cơn, chào mừng huyện Hướng Hóa là huyện
đầu tiên của miền Nam được giải phóng, trong lòng tôi không nguôi ngoai được
nỗi day dứt của mình về một người chiến sĩ đã hy sinh trước giờ nổ súng mà tôi
trực tiếp mai táng trong lòng địch.
Thời gian đó tôi là Trung đội trưởng trinh sát thuộc Đại đội
20 trinh sát của Trung đoàn 24 Sư đoàn 304. Để chuẩn chi cho đơn vị tiến công
tiêu diệt cứ điểm Làng Vây, tôi được trung đoàn giao nhiệm vụ chỉ huy 1 tiểu
đội tiến hành đặt đài quan sát và tổ chức trinh sát thực địa bám nắm địch, giúp
cho chỉ huy trung đoàn xây dựng quyết tâm tiêu diệt địch một cách chính xác.
Đài quan sát của chúng tôi được đặt trên một điểm cao hướng Tây Bắc, cách Làng
Vây khoảng một nghìn mét.
Chiều ngày 18 tháng 12 năm 1968, tôi cùng tiểu đội trinh sát
làm nhiệm vụ dẫn đường và cảnh giới cho đoàn cán bộ của Tiểu đoàn 5 đi trinh
sát thực địa. Đoàn cán bộ gồm có các đại đội trưởng bộ binh, đại đội trợ chiến
của tiểu đoàn, các cán bộ đơn vị trợ chiến của trung đoàn tăng cường cho tiểu
đoàn 5, do đồng chí Sần-Chính trị viên tiểu đoàn, đồng chí Ninh-Tham mưu trưởng
tiểu đoàn chỉ huy.
Chúng tôi lợi dụng địa hình địa vật tiến hành quan sát xa;
Khi trời tối dần, chúng tôi bắt đầu lợi dụng địa hình địa vật, từ đài quan sát
theo sườn Bắc Đường số 9, qua cầu Bia Hiêng, tiếp cận vào phía Tây căn cứ Làng
Vây.
Khoảng 20 giờ cùng ngày, chúng tôi vào cách điểm chính căn
cứ Làng Vây khoảng 300 mét, cách đồn tiền tiêu của căn cứ Làng Vây khoảng 100
mét thì gặp vào ổ phục kích của trung đội thám báo địch từ Làng Vây chúng phái
ra cảnh giới. Đồng chí Nguyễn Văn Sợi hy sinh tại chỗ, đồng chí Phạm Văn Toàn
bị thương nhẹ. Hai đồng chí cùng quê xã Trực Đông, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Để
giữ bí mật cho trận đánh và cho chiến dịch chúng tôi không được phép nổ súng.
Tôi và đồng chí Trần Văn Chế ở thôn Thư Điền, xã Nghĩa Thành, huyện Nghĩa Hưng,
tỉnh Nam Định bí mật đưa thi hài Nguyễn Văn Sợi về đài quan sát, tổ chức mai
táng và thầm nói với linh hồn em rằng: Hãy yên nghỉ tại nơi đây, sau này trận
đánh và chiến dịch kết thúc chúng tôi sẽ đưa em về nơi quy tập các liệt sĩ của
đơn vị.
Trận đánh Làng Vây kết thúc thắng lợi, chiến dịch Đường
9-Khe sanh 1968 toàn thắng, huyện Hướng Hóa hoàn toàn được giải phóng. Đơn vị
chúng tôi lại cơ động tham gia các chiến dịch: Lam Sơn 719 (Đường 9-Nam
Lào)-1971; Tiến công và phòng ngự Quảng Trị 1971-1973.
Năm 1973 tôi bị thương và sức khỏe yếu, được đơn vị cho ra
Bắc điều dưỡng. Đến 1/11/1974 do thương tật và tình hình sức khỏe, cộng với gia
đình khó khăn nên tôi dời khỏi đơn vị, dời khỏi quân ngũ từ đó. Tiếp theo đơn
vị lại cơ động tham gia các chiến dịch: Thượng Đức-1974 và chiến dịch Hồ Chí
Minh 1975 rồi tham gia chiến đấu ở chiến trường Căm Pu Chia.
45 năm đã trôi qua, tôi bây giờ đã bước sang tuổi 75, một
nỗi day dứt
trong lòng tôi không thể nguôi ngoai được. Đồng chí Sợi hy
sinh trong lòng địch, nên việc mai táng thi hài đồng chí chỉ có tôi còn nhớ khu
vực, đơn vị không ai biết.
Nguyễn Văn Sợi ơi ! 45 năm em đi xa, quê hương em bây giờ cũng có nhiều thay đổi. Bố, mẹ, và anh trai cả đã mất cả rồi. Gia đình chỉ còn 2 chị gái tuổi đã cao, điều kiện kinh tế khó khăn lắm không thể đi tìm em được. Hôm nay, anh xuống nhà thắp nén nhang cho em trước khi anh đi dự lễ kỷ niệm 45 năm chiến thắng Khe Sanh, anh sẽ cố gắng đến khu vực đài quan sát của chúng mình năm xưa, em sống khôn chết thiêng thì hiện về để anh đề nghị với chương trình “Trở về từ ký ức” của Đài truyền hình Việt Nam, Các cấp ủy Đảng chính quyền huyện Hương Hóa, tỉnh Quảng Trị; lãnh đạo chỉ huy Sư đoàn 304 Quân đoàn 2 tìm kiếm đưa thi hài em về quê hoặc nghĩa trang Liệt sĩ để ngày lễ, ngày tết gia đình và đồng đội có điều kiện thắp nén nhang tưởng nhớ tới em, em nhé !
Nguyễn Văn Sợi ơi ! 45 năm em đi xa, quê hương em bây giờ cũng có nhiều thay đổi. Bố, mẹ, và anh trai cả đã mất cả rồi. Gia đình chỉ còn 2 chị gái tuổi đã cao, điều kiện kinh tế khó khăn lắm không thể đi tìm em được. Hôm nay, anh xuống nhà thắp nén nhang cho em trước khi anh đi dự lễ kỷ niệm 45 năm chiến thắng Khe Sanh, anh sẽ cố gắng đến khu vực đài quan sát của chúng mình năm xưa, em sống khôn chết thiêng thì hiện về để anh đề nghị với chương trình “Trở về từ ký ức” của Đài truyền hình Việt Nam, Các cấp ủy Đảng chính quyền huyện Hương Hóa, tỉnh Quảng Trị; lãnh đạo chỉ huy Sư đoàn 304 Quân đoàn 2 tìm kiếm đưa thi hài em về quê hoặc nghĩa trang Liệt sĩ để ngày lễ, ngày tết gia đình và đồng đội có điều kiện thắp nén nhang tưởng nhớ tới em, em nhé !
(Di ảnh liệt sĩ Nguyễn Văn Sợi)
(Người trung đội trưởng-(45 năm về trước) thắp nén nhang cho các cụ thân sinh và đồng chí Nguyễn Văn Sợi)
(Người yêu liệt sĩ Nguyễn Văn Sợi ở quê. thắp nén nhang tưởng nhớ tới anh)
TEM_xin chia sẽ nỗi day dứt của anh và những người đã ngã xuống cho quê hương_chúc anh chiều vui!
Trả lờiXóaCảm ơn nhà báo nhé !
XóaChúc em mạnh khỏe, thành công trong công việc !
Mọi nỗi niềm sau chiến tranh , nhất là nỗi buồn chưa gặp lại người thân đã hy sinh, các anh chưa được trở về với quê hương với cha mẹ còn nhiều lắm anh Cối ơi ! Mong gia đình các liệt sĩ sớm đón các anh trở về
Trả lờiXóaĐó là điều mong ước của mọi người khi mà hậu quả của chiến tranh vẫn còn để lại những đau thương mất mát em ạ ! Chúc mọi điều tốt lành nhé !
XóaChúc anh Cối trở về chiến trường xưa vào tháng 7 này thật nhiều cảm xúc, rất vui khi anh trở lại đất lửa quê em, nếu có điều kiện anh em mình lại ộp ẹp tiếp nha nha
Trả lờiXóaĐiều đó là đương nhiên rồi ! Hẹn gặp lại một ngày gần đây BD nhé !
XóaVẫn còn rất nhiều gia đình cùng cảnh ngộ như GIA ĐÌNH LS SỢI. Anh Nguyễn Lương Thuận của gia đình chúng tôi cũng đã hy sinh tại Quảng trị. Anh cũng là lính trinh sát. Hy sinh khi đánh đồn địch và không thể tìm thấy xác. Nghe nói xác anh và các đồng đội dược bà con mang về chôn chung...nhưng bây giờ không thể biết chính xác ở đâu và nếu như đào lên thì có thể phân biệt được ai với ai không.
Trả lờiXóaChia xẻ nỗi mất mát cùng anh và gia đình !
XóaCòn rất nhiều liệt sĩ đang nằm nghỉ trong rừng xanh, núi đỏ anh ạ !
Chúc anh và gia đình mạnh khỏe bình an và hạnh phúc !
Thật xúc động khi đọc bài viết này , hy vọng trên trời cao liệt sĩ Nguyễn văn Sợi sẽ cảm nhận được tình đồng đội , tình yêu mà mọi người dành cho anh !
Trả lờiXóaCảm ơn Dung Nguyên Thanh nhiều !
Trả lờiXóaChúc em mạnh khỏe, hạnh phúc và bình an nhé !
Bây giờ rất cần những bài viết này lão ạ ...để nhắc nhở tuổi trẻ chúng em lòng yêu quê hương đất nước ...và tâm tha thiết hướng về người xưa..những anh hùng dân tộc kính yêu...
Trả lờiXóaý em nói là em rất kính và quí trọng lão phó cối c120mm
Xóahiii!!
Cảm ơn Chăm lê nhiều !
XóaChúc em mạnh khỏe, vui vẻ, may mắn và bình an trong cuộc sống nhé !
Cảm động quá anh à..... em xin chia sẻ với anh và gia đình liệt sỹ nhé
Trả lờiXóaCảm ơn MCT !
XóaChúc em mạnh khỏe, bình an và may mắn nhiều trong cuộc sống !
Một câu chuyện cảm động trên vùng đất Quảng Trị quê hương em...Hy vọng sẽ đưa được thi hài LS về với quê hương và người thân trong tháng đền ơn đáp lễ.
Trả lờiXóaAnh cũng cầu mong điều đó sẽ đến Ngựa ạ !
XóaChúc em và gia đình luôn mạnh khỏe, bình an và may mắn nhé !
Xin chia sẻ cùng anh và gia đình các liệt sĩ. Chúc anh khỏe mạnh và bình yên.
Trả lờiXóaAnh cảm ơn Xuân đã ghé thăm !
XóaChúc mạnh khỏe, may mắn và thành công trong công việc nhé !
Không thể kìm nén những giọt nước mắt anh ạ.
Trả lờiXóaVẫn còn rất nhiều những người lính như liệt sĩ Sợi còn nằm lại trên khắp các miền đất Trung và Nam đau thương. Em đã từng cùng gia đình nhiều lần đi tìm mộ ông nội em, nên em rất xúc động.
Cầu mong linh hồn chú ấy linh thiêng, báo mộng cho đồng đội sau 45 năm trở lại chiến trường.
Cảm ơn em đã ghé thăm !
XóaChúc mạnh khỏe, may mắn và hạnh phúc LV nhé !
Nghĩa tình với bạn chiến đấu cũ thật cản động!Mong sao những con người thời kinh tế bon chen có được những tình cảm này.
Trả lờiXóaKhông biết còn bao người từ sâu thẳm tâm hồn thực sự nghĩ đến những chiến sỹ đã ngã xuống trước năm 79,rồi ngoài trường sa năm 83 của thế kỷ trước đây!
Cảm ơn HÒNG NGA đã ghé thăm và chia sẻ !
Trả lờiXóa