Đúng 18 giờ hôm nay ngày 04 tháng 10 năm 2013 Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trút hơi thở cuối cùng vĩnh biệt chúng ta. Đây là một tổn thất vô cùng lớn lao đối với Đảng, Nhà nước, Nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 tại xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Tham gia cách mạng năm 1925, đại tướng (1948); đảng viên đảng CSVN (1940). Năm 1929 tham gia cải tổ Tân Việt cách mạng đảng thành Đông Dương cộng sản liên đoàn. Năm 1930 bị Pháp bắt giam. Từ 1936-1939 tham gia Mặt trận dân chủ Đông Dương. Sau tháng 5 năm 1941 xây dựng cơ sở cách mạng ở Cao Bằng, tham gia chuẩn bị Tổng khởi nghĩa ở căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng. Năm 1942 phụ trách Ban xung phong Nam tiến. Tháng 12 năm 1944 được Hồ Chí Minh giao thành lập Việt
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt
Năm 1992, Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh vinh danh 10 nhân vật quân sự lỗi lạc nhất trong mọi thời đại, trong đó có hai vị tướng kiệt xuất của Việt
Để được tôn vinh thiên tài quân sự qua mọi thời đại của nhân loại thật không hề dễ. Thế nhưng, với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không chỉ nhận được sự đồng thuận rất cao của giới quân sự, kể cả với những người bình chọn “khó tính” nhất, ông còn nhận được sự ngưỡng mộ, kính trọng của nhiều nguyên thủ quốc gia, chính khách, học giả, nhà sử học, nhà báo, nhà văn và đông đảo nhân dân thế giới.
Dưới ánh sáng đường lối kháng chiến của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, đằng sau những thắng lợi vinh quang mang tính thời đại của nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, Võ Nguyên Giáp là một động lực. Những chiến tích vĩ đại mà ông đã góp phần cống hiến xuất sắc, ít người sánh kịp, đã nâng ông lên tầm một vị tướng huyền thoại, để lại một dấu son rực rỡ trong lịch sử quân sự thế giới.
Nghiên cứu về con người và sự nghiệp của ông, thế giới không chỉ ca ngợi tài thao lược kiệt xuất, mà thường đi sâu phân tích sâu 5 yếu tố cơ bản nhất và đó cũng là 5 bài học có giá trị lớn nhất làm nên một thiên tài quân sự.
1. Trước hết, ông được đánh giá là một chuyên gia lỗi lạc hàng đầu về đường lối chiến tranh nhân dân của phong trào giải phóng dân tộc trong nước và trên thế giới.
CeciB.Curry, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quân sự hiện đại có tên tuổi của Mỹ, đã viết cuốn sách “Võ Nguyên Giáp, một thiên tài quân sự”, xuất bản ở Mỹ năm 1997.
Cuốn sách được dịch ra tiếng Pháp năm 2003 ấn hành ở Paris và cũng được dịch ra tiếng Trung Quốc xuất bản ở Bắc Kinh, trích lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Chiến lược chiến tranh của chúng tôi không phải chỉ liên quan đến những công việc thuần túy quân sự. Chiến tranh phải là một chiến lược tổng thể kết hợp nhiều yếu tố khác nhau. Mục đích chính trị là căn bản. Quân đội không phải chỉ có nhiệm vụ chiến đấu, mà phải tuyên truyền, giáo dục dân chúng. Như vậy, mọi người đều là lính. Tất cả, mỗi làng, mỗi quận (huyện) là một pháo đài và cả nước chúng tôi là một chiến trường rộng lớn. Chúng tôi tập trung lực lượng ở vùng này hay vùng khác tùy thuộc vào điều kiện chính trị chiếm ưu thế từng thời kỳ trong từng giai đoạn. Điều này là một nguyên tắc chiến lược rất quan trọng để tiến hành chiến tranh toàn dân…” (Nguyên văn của dịch giả Nguyễn Văn Sự).
Đường lối chiến tranh của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh đã nêu rõ phải tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến; xây dựng LLVT với 3 thứ quân gồm: Dân quân du kích, bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực, trong đó lấy bộ đội chủ lực làm nòng cốt, yếu tố vũ khí rất quan trọng nhưng yếu tố con người và chính trị tinh thần đóng vai trò quyết định; tiến hành chiến tranh du kích kết hợp với chiến tranh chính quy, lấy yếu địch mạnh, lấy nhỏ đánh lớn, lấy chất lượng tinh thắng số lượng đông; tập trung kết hợp phân tán linh hoạt v.v..
Không chỉ quán triệt sâu sắc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tiến hành đường lối chiến tranh nhân dân Việt
Ông kết hợp rất khéo léo, chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa… đạt kết quả toàn diện trên cả hai mặt trận: Kháng chiến và kiến quốc. Ở tuyến trước, quân dân Việt
Chiến tranh nhân dân Việt
2. Tư duy khoa học của Võ Nguyên Giáp về xây dựng lực lượng quân sự rất độc đáo, sáng tạo và toàn diện.
Bắt đầu từ con số 0, ông đã có và có tất cả những đơn vị chiến đấu, phục vụ chiến đấu đáp ứng được nhu cầu chiến tranh trong hoàn cảnh đất nước nghèo nàn, lạc hậu, thiếu thốn trăm bề. Ông hội tụ được một đội ngũ cán bộ ưu tú các cấp, có khả năng độc lập, tự chủ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở những địa bàn tinh nhuệ được xây dựng thành một binh chủng chính quy. Ngành quân y và cái bếp mang tên người Anh hùng Hoàng Cầm, được triển khai đến tận trung đội, đại đội trong chiến đấu.
Ông là người đề xuất mở đường Trường Sơn, về sau mang tên huyền thoại đường Hồ Chí Minh và còn phát triển thêm “Con đường mòn” trên biển. Bộ đội hành quân bộ hàng trăm, hàng nghìn cây số ra mặt trận. Mạng lưới thông tin liên lạc, giao thông vận tải quá thô sơ. Bảo đảm hậu cần bằng gồng gánh, thồ xe đạp, mang vác trên vai hơn 50kg vượt qua biết bao sông suối, núi đèo, đói rét, bệnh tật, thú dữ, đạn bom. Một nền hậu cần thời trung cổ đã thắng một nền hậu cần hiện đại, khổng lồ nhất thế giới của quân đội viễn trinh Pháp và Mỹ.
3. Võ Nguyên Giáp là một vị tướng sắc sảo nhất về nghệ thuật khoét sâu chỗ yếu của địch.
Ông rất cẩn trọng trong so sánh tương quan lực lượng đôi bên, không bao giờ đánh giá thấp đối phương. Vận dụng các cách đánh và các hình thức chiến thuật sáng tạo, linh hoạt; kết hợp giữa cách đánh du kích, đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn. Chỗ yếu lớn nhất của địch là chiến tranh phi nghĩa, không có được các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Việt Nam thì ngược lại, với cuộc chiến tranh toàn dân, đàn ông, đàn bà, người già, con trẻ đều là chiến sĩ, làm cho quân địch luôn lo sợ cái chết rập rình. Chúng lo sợ cả gỗ, đá, thân tre, lá lúa đều biến thành chông, bẫy, gươm, dao.
Địch tập trung lớn, ta biết tránh đối đầu trực diện, làm cho chúng không tìm thấy đối phương, hiệu suất chiến đấu rất thấp. Chúng ta biết linh hoạt phân tán và tập trung ưu thế binh hỏa lực một cách linh hoạt, đánh vào chỗ sơ hở, điểm yếu và hiểm yếu của địch, gây cho chúng thiệt hại nặng nề.
Võ Nguyên Giáp là vị tướng luôn chủ động bắt buộc đối phương phải bị động thay đổi thế cờ, đánh theo cách đánh của ông, vì thế mà phá sớm về chiến thuật, chiến dịch, chiến lược, dẫn đến thất bại hoàn toàn.
4. Về tài thao lược, thế giới xem ông là bậc thầy về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật quân sự.
Hơn 30 năm chỉ huy quân sự, Võ Nguyên Giáp chưa bao giờ phạm sai lầm về chiến lược. Ngược lại, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tập thể Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Võ Nguyên Giáp đã buộc 10 danh tướng Pháp, Mỹ mắc sai lầm về chiến lược và thua trận, trong đó có 7 đại tướng Pháp: Philippe Leclerc, Eátienne Va lluy, C.Blaijot, M.Cargentier, Delattre De Tassigny, Raoal Salan, Henri Navarre và 3 đại tướng Mỹ: Westmoreland, C.Abrams và F.C.Weyand.
Các thiên tài quân sự thường truyền lại binh thư, binh pháp. Võ Nguyên Giáp đã dốc tâm trí nghiên cứu học thuyết quân sự của giai cấp vô sản và tư bản, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của Liên Xô, chiến tranh chống Nhật của Trung Quốc, lý luận quân sự của Clausewit , những trận đánh của Napoléon, truyền thống đánh giặc của tổ tiên, những trận đánh thắng và không thắng của ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đúc kết thành những nguyên tắc quân sự độc đáo của Việt Nam.
Các sách quân sự và các tác phẩm văn học của ông đã giúp nhiều nhà nghiên cứu lịch sử quân sự trên thế giới hiểu biết về cuộc chiến tranh toàn dân và tự giải đáp được nguyên nhân vì sao thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Võ Nguyên Giáp không qua một trường quân sự nào, ông học trong thực tế là chính. Chiến tranh luôn ẩn chứa nhiều yếu tố ngẫu nhiên không thể biết và lường trước được hết. Ông không xử trí chiến thuật quân sự bằng những "giải pháp quân sự cố định học đường", mà luôn xuất phát từ thực tế chiến trường để giải quyết mọi tình huống ngoài dự kiến và lật ngược thế cờ. Lý luận về "trận đánh quyết định" trong học thuyết quân sự của ông được giới quân sự chú ý và nghiên cứu.
Ông cho rằng, ta có thể đánh thắng địch trong khi chúng đông quân nhất, nhiều vũ khí nhất và ngay cả khi chúng cho là ta không thể thắng chúng, miễn là ta có cách đánh đúng và thích ứng với thực tế... Ông đã hoàn toàn đúng với học thuyết về "trận đánh quyết định" ở Điện Biên Phủ, "Điện Biên Phủ trên không" và trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Với bài báo "Tướng Giáp suýt thua trong trận đánh Điện Biên Phủ như thế nào?" đăng trên tờ "Người quan sát mới", nhà sử học Pháp Boudarel đã phản biện đại ý: Tướng Giáp đã hai lần tấn công thất bại "Con nhím Nà Sản". Lần thứ nhất, dùng chiến thuật "Đầu nhọn đuôi dài"... bị tổn thất mà không thắng. Lần thứ hai, sớm nhận ra Tướng Giáp sẽ chỉ đạo thay đổi chiến thuật, dùng cách đánh "Khoanh chặt để bắt sống con nhím", Navarre đã rút bỏ Nà Sản; ta đã giải phóng được địa bàn nhưng thất bại ý đồ chính là tiêu diệt sinh lực địch; Tướng Giáp dám "Khoanh chặt để bắt sống con nhím khổng lồ Điện Biên Phủ" là ông ta dám thế chấp sinh mạng chính trị của mình cho trận đánh, vì nếu thua thì ông sẽ mất hết, dù ông còn sống thì đó cũng chỉ là sự tồn tại.
Phải có một bản lĩnh lớn, ông mới thuyết phục được các cố vấn Trung Quốc từ bỏ ý định "Đánh nhanh, thắng nhanh, với chiến thuật đầu nhọn, đuôi dài nở hoa trong lòng địch". Và mọi người đã đồng thuận chấp nhận cách đánh của ông - cách đánh của Việt Nam - cách đánh mà Bác Hồ luôn căn dặn, đó là "Đánh chắc, tiến chắc; dùng chiến thuật bao vây đánh lấn theo kiểu bóc vỏ, xẻ múi, nghiền hạt". Tướng Giáp đã bắt sống con nhím khổng lồ Điện Biên Phủ, không cho nó xổng chuồng.
5- Võ Nguyên Giáp là vị tướng có một nhân cách phi thường.
Nét đẹp cao quí tập trung nhất về nhân cách của ông là tinh thần "Dĩ công vi thượng". Ông tâm niệm, làm theo lời răn dạy đó của Bác Hồ suốt cả đời mình.
Với ông, Tổ quốc, dân tộc và Đảng là trên hết, không gì thiêng liêng, cao cả hơn. Trước sóng gió trên mặt trận quân sự và cả trong cuộc sống đời thường, ông luôn tỉnh táo lạ thường, tỉnh táo đến sáng suốt tuyệt vời. Ông luôn gạt cá nhân mình sang một bên, đặt sinh mạng chính trị của đất nước, nhân dân lên trên hết, tìm cách thu hẹp mọi bất đồng, mâu thuẫn; nhằm khắc phục những khuyết điểm, sai lầm gây nguy hại cho quốc gia, dân tộc. Ông luôn tỏ rõ là một vị tướng tài đức song toàn, có uy tín cao và tròn vẹn, là chỗ dựa tinh thần và nơi gửi gắm niềm tin của nhân dân, cán bộ, đảng viên.
Ông rất mực khiêm tốn: Công trạng của ông vô cùng to lớn nhưng ông không nói về mình, luôn đề cao công lao thành tích của nhân dân, quân đội, Đảng và Bác Hồ.
Tháng 2 năm 1989, ông thay mặt Chính phủ tiếp kiến Thống chế Méhra - người thống lĩnh chỉ huy lực lượng không quân và các lực lượng phòng không toàn Ấn Độ dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao Ấn Độ sang thăm nước ta.
Thống chế Méhra không ngớt lời ca ngợi ông là một vị tướng huyền thoại. Ông cảm ơn và từ tốn đáp lời: "Nếu không có một tập thể lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, nhân dân và quân đội anh hùng, tướng lĩnh chúng ta dù tài giỏi đến đâu, cũng không thể làm nên công trạng, thành tích". Thống chế Méhra rất tâm đắc lời ông.
Tháng 11 năm 1998, John Kennedy (con trai Tổng thống Mỹ Kennedy) cho đăng trên tạp chí George cuộc phỏng vấn ông. John Kennedy hỏi: "Ai là vị tướng người Việt giỏi nhất?". Không một phút suy nghĩ, ông trả lời ngay: "Nhân dân Việt
Học và làm theo Bác, ông rất chuộng lối sống giản dị, thanh cao. Căn phòng tiếp khách của ông đã đón tiếp không biết bao nhiêu người có địa vị xã hội cao ở nhiều nước, nhưng không có đồ vật gì sang trọng cả. Ông đi tàu hỏa về thăm quê hương. Ông đi máy bay dân dụng lên thăm Điện Biên Phủ. Ông chan hòa tình cảm với nhân dân, cán bộ, chiến sĩ rất hồn nhiên, vui vẻ.
Trên lĩnh vực quân sự, nhân cách của ông tỏa sáng rực rỡ tinh thần quyết đoán, dân chủ, nhân hậu.
Trước những quyết định khó khăn, đòi hỏi người chỉ huy phải dũng cảm, trí tuệ. Về điều này, trong lịch sử quân sự thế giới, ít người sánh kịp. Ông cho rằng, những thắng lợi trên chiến trường, xét cho cùng là do những người trực tiếp chiến đấu quyết định. Vì vậy, ông rất coi trọng phát huy dân chủ. Ông luôn chịu khó lắng nghe, chọn lọc và trân trọng những sáng kiến, cách đánh hay của cán bộ, chiến sĩ và trong nhân dân, tạo nên một khối đoàn kết vững chắc, một sức mạnh vô địch của cuộc chiến tranh toàn dân.
Ông rất nghiêm minh về kỷ luật nhưng cũng rất bao dung, nhân hậu. Ông xem cán bộ, chiến sĩ như anh em ruột thịt trong một đại gia đình cách mạng.
Ông hết lòng yêu thương chiến sĩ và không ít lần đã khóc trước thương vong của bộ đội, nhân dân trong chiến tranh. Đặc biệt, ông quí từng giọt máu của người lính. Ông tâm sự với đội ngũ cán bộ thuộc quyền rằng: Chiến tranh không phải là vấn đề thể diện, không được phiêu lưu, mạo hiểm, không cho phép đánh đổi bằng bất cứ giá nào. Một người chỉ huy giỏi là một người đánh thắng kẻ thù nhưng ta thương vong thấp nhất, đổ xương máu ít nhất. Sinh mạng của con người là vô giá và không gì có thể bù đắp được nỗi đau thương mất mát trong chiến tranh.
Dĩ công vi thượng, khiêm tốn, sống giản dị, thanh cao, quyết đoán, dân chủ và bao dung, nhân hậu -Đó là nhân cách Võ Nguyên Giáp - một thiên tài quân sự.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của vị chỉ huy tối cao Hồ Chí Minh và tập thể Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, những chiến thắng vĩ đại mà Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp góp phần làm nên, đã tác động mạnh mẽ vào dòng chảy lịch sử, làm thay đổi bộ mặt thế giới thứ ba và số phận một số nước trên thế giới, thúc đẩy sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Nhân dân Ấn Độ gọi ông là “Một con người Việt
Còn khắp năm châu, ông không chỉ được tôn vinh là một vị tướng huyền thoại, mà còn là một thiên tài quân sự của mọi thời đại. Điều này, không có gì khó hiểu. Vì ông là một trong những người học trò xuất sắc nhất và là bạn chiến đấu gần gũi, thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một vị Đại tướng của nhân dân, người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Và có lẽ, chính những tên gọi giản dị này lại ghi đậm trong ta những ấn tượng đẹp đẽ, sâu sắc nhất, những bài học quí giá cần được chiêm nghiệm mỗi khi ta nghĩ đến con người và sự nghiệp của ông đã hiến dâng trọn vẹn cho nhân dân, cho đất nước ta.
Đại tướng mất đi nhưng những hình ảnh của người vẫn in đậm trong mỗi chúng ta, với từng người dân, và với cán bộ và chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng ! Chúng ta nguyện noi gương người, quyết tâm xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam thân yêu !
Tin mới nhất trong ngày, lại buồn nhất đó anh ah. Em vừa báo tin cho cả nhà.
Trả lờiXóaVô cùng thương tiếc tiễn đưa người anh cả của QĐNDVN lên đường gặp Bác Hồ. Nói như thế để đỡ đau buồn anh ơi!
Một vị tướng bình dị, tài giỏi, thân thương của dân tộc Việt Nam em ạ !
XóaCó nhiều người đòi hỏi phải được vào nghi trang Mai Dịch, trong khi đó theo nguyện vọng đưa Bác về quê ! Có lẽ là một vị lãnh tụ đầu tiên của Việt Nam sống bình dị như thế !
CHÁU NGUYỆN NOI GƯƠNG BÁC!
Trả lờiXóaNgôi sao sáng nhất bầu trời ta
Đã tắt rồi lúc buổi chiều tà
Cả đời Bác sống đầy kiêu hãnh
Quyết đoán tự tin, yêu lính ta
Một đời dâng hiến chẳng nề hà
Thế giới tôn vinh và ngợi ca
Kẻ thù tôn trọng và nể phục
Bác đi cả nước cùng xót xa
Tự hào con cháu Quảng bình ta
Kính cẩn nghiêng mình hát Quốc ca
Cháu nguyện suốt đời noi gương Bác
Tận trung, tận hiếu với Nước nhà.
22h ngày 04/10
Lương Thành
Chúng ta cùng sẻ chia những mất mát này anh Thành nhé !
XóaCầu mong Bác về với cụ Các Mác, Lê nin và Bác Hồ linh hồn được siêu thoát !
Anh em mình quyết tâm noi gương Võ Đại Tướng!
Trả lờiXóaQuyết tâm nhà báo nhé !
XóaVỊ TƯỚNG TÀI BA NHẤT, ĐỨC ĐỘ NHẤT TRONG MỌI THỜI ĐẠI
Trả lờiXóaĐại Tướng và Trần Hưng Đạo là hai vị tướng tài được thế giới nghi nhận !
XóaVì anh là một người lính nên những câu chuyện của anh về đại tướng đều mang hơi thở của người lính, sâu sắc, nghĩa tình.
Trả lờiXóaQuái, sao mất cái còm trước của em nhỉ?
Bác là một vị Tướng tài ba ! Tất cả cán bộ chiến sĩ trong lực lượng vũ trang kính phục Bác. Mình còn nhớ, năm 1982 khi học ở Liên Xô, trước khi thôi chức Bộ Trưởng Bộ QP sang giữ chức Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học và Kỹ Thuật rồi sang năm 1983 ông được Hội đồng Bộ Trưởng phân công kiêm nghiệm thêm chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia dân số và Sinh đẻ có kế hoạch. Bạn bè các nước trong phe XHCN và các nước phát triển ngạc hỏi mình: Tại sao vị tướng tài như thế lại phụ trách công việc như vậy ? Mình chỉ biết trả lời, do Đảng phân công ! Bác vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình ! Cuộc đời mình rất khâm phục Bác. Có lẽ tất cả các vị lãnh tụ khi mất đi nhân dân khóc nhiều nhất là Bác Hồ và Bác Giáp !
XóaXin nghiêng mình vĩnh biệt trước anh linh Đại Tướng - Một con người vĩ đại suốt đời hy sinh vì độc lập của Dân tộc, một trái tim yêu dân như con, không coi dân như cỏ rác.... và giờ thân xác hóa thành tro bụi để an nghỉ nơi quê nhà đạm bạc, làm bạn với ruộng vườn, với người dân nghèo Lệ Thủy…. nhưng Trái tim vĩ đại luôn sống mãi với nhân dân Việt Nam
Trả lờiXóaBác Giáp là người đầu tiên thể theo nguyện vọng xa nơi đô thành về với quê hương, họ hàng, bản quán ! Thật khâm phục Bác. Nhưng bác về quê có khi lại được nhiều người thăm viếng hơn MCT ạ !
XóaVĩnh biệt bác Võ Nguyên Giáp , một vị tướng tài, đức vẹn toàn ! Xin gửi nén tâm nhang cầu nguyện cho linh hồn của bác Võ Nguyên Giáp sớm được siêu thoát về miền cực lạc !
Trả lờiXóaCùng em gửi nén tâm nhang cầu nguyện cho Đại tướng em nhé !
XóaChúc anh Thọ Dương một đêm đầu tuần an lành,ấm áp và có giấc ngủ thật nồng say !
Trả lờiXóaAnh cảm ơn em nhiều Vàng Hoa nhé !
XóaChúc em mạnh khỏe, vui vẻ, tươi trẻ nhiều !
Đại tướng 1 vị tướng thật tài tình tinh thông anh nhỉ ? Người lính kiên cường của mọi thời đại, anh em mình cùng cung kính tiễn đưa người về miền xa thẳm anh nhé ! Kính mong cụ an lạc, thác thiêng
Trả lờiXóahttp://d4.violet.vn/uploads/blogs/3445/candles-1-1.gif
Cảm ơn Bạch Dương nhiều !
XóaNHớ bác Giáp quá em ạ !
Bài viết của anh thật xúc động, mang đậm chất "lính"!
Trả lờiXóaĐại tướng chỉ bận chút thôi
Giống như thưở trước, cái hồi Điện Biên...
Anh cảm ơn Cơm Nguội nhiều !
XóaChúc vui vẻ, mạnh khỏe, may mắn em nhé !
Cả nước vô cùng thương tiếc tiễn đưa Đại tướng về nơi an nghỉ cuối cùng!
Trả lờiXóaMấy ngày qua theo dõi lễ tang Đại Tướng thật cảm động rơi nước mắt !
XóaĐại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng của nhân dân ! Sống mãi trong lòng người dân Việt Nam anh hùng !
Em ghé thăm anh chúc anh buổi chiều vui vẻ nhé
Trả lờiXóaCảm ơn Mai Thúy Lê nhiều !
XóaChúc em có một buổi tối bình an nhé !
ĐẠI TƯỚNG VỀ TRỜI
Trả lờiXóaViệt Nam ơi ..trăm năm mãi cơ cực
Dưới ách đô hộ của giặc ngoại sâm
Làm sao kể siết hết cảnh khổ tâm
Nước mất nhà tan nỗi nhục vô vàn
Đại tướng ra đời ,trong cảnh lầm than
Một lòng theo Đảng, sông pha sẵn sàng
Đầu súng ngọn gió, tấm thân không màng
Một đời đấu trí ,đi cùng trận mạc
Một đời gian nan , song hành bên Bác.
Vang dội ,năm nào chiến thắng điện biên
Khẳng định trí tài ,anh dũng trung kiên
Một tướng tài cao ,xuất chúng ,đức hiền
Đuổi pháp đánh mỹ đội quân hùng hậu
Chúng tưởng rằng , Việt Nam.dễ đập tan
Ngờ đâu, dân Nam yêu nước nồng nàn
Tướng Giáp ,dẫn quân , thần thông biến hóa
Đanh quân mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Cả nước việt nam phấp phới cờ sao
Ơn Bác Hồ ,cùng Đại Tướng biết bao
Dân nước Việt chẳng sợ kẻ thù nào
Cả nước, ca vang ,khúc ca khải hoàn.
Kể từ đây lịch sử đã sang trang
Một cuộc chiến mới thu dọn ngổn ngang.
Dựng xây đất nước to đẹp đàng hoàng.
Đại Tướng cha già vẫn một tấm gương
Soi đàn quân , như bó đuốc soi đường
Dõi nghe tin từ mọi phía đời thường
Dẫu đã yếu người vẫn luôn gắng gượng
Bỗng một ngày trời tháng tám trong xanh
Nghe tin truyền thanh báo chuyện không lành
Đại tướng cha già , một thoáng đi nhanh
Vẫy chào quân nhẹ cánh bay về trời.
Nghe tin dữ con giật mình ,rụng rời
Thêm một lần như Bác mất trời ơi
Cả Việt Nam cờ rủ , nước mắt rơi
Xót thương Đại Tướng vì nước một đời
Xin cúi mình tiễn biệt vong linh người
Nơi đảo Yến đất mẹ người an nghỉ
Công ơn người ngàn năm vẫn khắc ghi
Nhớ ơn người cây đời mãi xanh tươi
Sang thăm xin góp với anh bài thơ thể hiên tấm lòng mình với Đại Tướng
Cảm ơn Anh Nguyên đã tặng một bài thơ nói về Đại Tướng, người anh hùng của dân Tộc Việt Nam !
Xóa