Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Tháng 7, tháng tri ân các anh hùng liệt sĩ, chúng tôi lại quay về Quảng Trị !

 Tháng 7, tháng tri ân các anh hùng liệt sĩ lại trở về. Mới tháng trước đây thôi, nhân dịp kỷ niệm ngày chiến thắng 30/4-1/5 anh em chúng tôi đã có chuyến "hành xác" đi viếng thăm 30 nghĩa trang liệt sĩ thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam. Rồi lại đi thăm chiến trường Tây Nguyên. Mọi người có khái niệm đi du lịch, nhưng anh em chúng tôi không có quan niệm như thế. Bởi đi du lịch là đi nghỉ ngơi, ăn chơi và thăm các danh lam thắng cảnh. Còn chúng tôi, đi đến những nơi anh em đơn vị chúng tôi đã từng chiến đấu, thắp nén tâm nhang thưởng niệm ở những nơi anh em, đồng đội của chúng tôi đã hy sinh, hiện có người đã được về với mẹ, có người đã về được các nghĩa trang liệt sĩ, nhưng phần lớn vẫn còn nằm lại nơi rừng thiêng, nước độc, nằm lại những đáy sông, chân trời và góc biển.  
Vừa về đến nhà, Ban liên lạc cho biết chúng tôi lại có chuyến đi Quảng Trị dự lễ kỷ niệm 45 năm giải phóng Khe Sanh và huyện Hướng Hóa (7/7/1968-7/7/2013) thế là chúng tôi lại chuẩn bị lên đường. Đoàn chúng tôi đi lần này chỉ có 30 người, gồm đoàn Hà Nội: 9 người, còn lại là đoàn Hà Nam; Đà Nẵng; miền Đông-Nam Bộ. 



Nằm về phía tây của tỉnh Quảng Trị, Hướng Hóa là vùng đất có vị trí địa chính trị hết sức quan trọng. Nơi đây đã trở thành địa bàn trọng yếu, tiếp giáp với miền Bắc XHCN, là cửa ngõ hành lang chiến lược của cả nước nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam.


Thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, năm 1964, đế quốc Mỹ đưa quân vào chiến trường miền Nam thực hiện chiến lược chiến tranh mới: Chiến tranh cục bộ. Nhằm tạo lập một “chốt cứng” ở phía tây bắc chiến trường Trị- Thiên, Mỹ- nguỵ đã tập trung một lực lượng quân sự lớn hòng biến tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Hướng Hóa nói riêng thành vành đai trắng. Chúng tập trung mọi binh lực và kỹ thuật hiện đại, dựng lên hàng rào điện tử Mc.Namara chạy dài từ Cửa Tùng lên đến tận biên giới Việt -Lào; trang bị nhiều vũ khí tối tân như máy bay B52, pháo hạng nặng 175 mm, chất độc da cam, thiết bị nghe nhìn điện tử... cùng các loại vũ khí giết người kiểu mới, đồng thời dốc sức xây dựng tập đoàn cứ điểm Khe Sanh gồm các cứ điểm: Tà Cơn, Làng Vây, Khe Sanh và Huội San (Lào)... trở thành khu vực phòng thủ mạnh nhất. Cụm cứ điểm Tà Cơn được xây dựng với hệ thống công sự dày đặc, hình thành thế trận phòng ngự kiên cố, liên hoàn với cứ điểm Làng Vây nằm trên trục đường 9.


Biểu diễn tiết mục Sức mạnh Việt Nam nhân kỷ niệm 45 năm ngày chiến thắng Khe Sanh

Bao bọc giữa núi rừng Trường Sơn hiểm trở, cao nguyên Khe Sanh - một vùng đất với một diện tích gần 10 km2 được địch đánh giá là “cái mỏ neo”, âm mưu làm bàn đạp cho các cuộc hành quân “tìm diệt”, cắt tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn- đường mòn Hồ Chí Minh, ngăn chặn quân ta từ miền Bắc vào, từ Lào sang, và đường tiến quân xuống vùng đồng bằng ven biển hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên -Huế, nên được Nhà Trắng hết sức quan tâm, cam đoan chi viện để giữ bằng được tập đoàn cứ điểm Khe Sanh. Do đó, ngày 21/1/1968, khi quân ta nổ súng tấn công đợt 1 đánh Khe Sanh, chiếm quận lỵ Hướng Hóa, vây hãm làng Vây, Tà Cơn... thì Bộ chỉ huy quân sự Mỹ cho rằng, “đây có thể là một Điện Biên Phủ thứ hai”. Ngay lập tức, tổng thống Mỹ Giôn-xơn chỉ thị cho tướng Tay-Lo lập “Phòng tình hình đặc biệt” tại Nhà Trắng để theo dõi tình hình chiến sự Khe Sanh, kịp thời đề ra cách thức bảo vệ Khe Sanh với bất cứ giá nào; tăng cường thêm 7.000 lính thủy đánh bộ lên trấn giữ Khe Sanh ngoài một lực lượng tinh nhuệ với gần 10.000 tên, gồm 4 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, các lực lượng pháo binh, thiết giáp…, một bối cảnh diễn ra giống như thực dân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ.
Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương Đảng và mệnh lệnh của Quân ủy Trung ương “về thực hiện cuộc tổng tấn công và nổi dậy đồng loạt trên toàn miền Nam xuân hè 1968”, tập đoàn cứ điểm Khe Sanh được quân giải phóng đặt trong kế hoạch tiêu diệt, đập tan toàn bộ tuyến phòng ngự của địch trong cục diện chiến trường Trị - Thiên Huế nói riêng và trên toàn miền Nam nói chung vào năm 1968.

Theo đúng kế hoạch, từ ngày 20/1/1968, chiến dịch đánh chiếm cụm cứ điểm Khe Sanh và giải phóng Hướng Hóa bắt đầu. Cùng với việc tiêu diệt các cứ điểm phía Tây để mở thông đường số 9, quân và dân ta nổ súng tấn công chi khu quân sự huyện lỵ Hướng Hóa.

Đêm mồng 6 rạng ngày mồng 7/2/1968, lần đầu tiên bộ đội tăng thiết giáp xuất trận, phối hợp với bộ binh và bộ đội địa phương bất ngờ tấn công căn cứ Làng Vây. Quân và dân ta với phương châm “vây, lấn, tấn, phá, diệt địch”, kết hợp bao bây Tà Cơn ngày càng mạnh, làm cho địch trong thế bị động, ngày càng lúng túng.

Trước nguy cơ thất bại, Mỹ - ngụy điên cuồng mở cuộc hành quân giải tỏa bằng chiến dịch “Ngựa bay”, “Lam Sơn 270”, huy động Sư đoàn không vận số 1 của Mỹ, kết hợp với 17 tiểu đoàn nhằm tái chiếm các cứ điểm đã bị mất. Nhưng với vũ khí hiện đại và lực lượng quân khổng lồ lúc này đã không khuất phục ý chí chiến đấu kiên cường, xông lên quyết chiến quyến thắng của quân và dân ta. Cuộc hành quân giải toả “Ngựa bay” của địch bị thất bại nặng nề, vòng vây Khe Sanh ngày càng bị thắt chặt, quân đồn trú của Mỹ bị hoang mang lo sợ, hoảng hốt kêu cứu. Bị thiệt hại nặng nề và trước tình thế bị bao vây cô lập, từ ngày 26/6 trong thế tuyệt vọng, đế quốc Mỹ buộc phải hạ lệnh rút quân khỏi Khe Sanh trong sự thất bại thảm hại.

Tranh thủ thời cơ, quân và dân ta chặn đánh quân địch chạy bằng đường bộ và hàng không. Ngày 9/7 quân và dân ta chiếm giữ cứ điểm Tà Cơn, Khe Sanh hoàn toàn giải phóng, đập vỡ một mảng trọng yếu tuyến phòng thủ đường 9-Khe Sanh của địch. Từ các hướng quân dân ta tiến về tiếp quản chính quyền huyện lỵ, cờ đỏ sao vàng tung bay rợp trời Khe Sanh - Hướng Hoá. Ngày 11/7/1968, Bộ Tư lệnh mặt trận Khe Sanh ra thông báo: “Sau 170 ngày chiến đấu liên tục và vô cùng anh dũng, quyết liệt, quân giải phóng mặt trận Khe Sanh đã chiến thắng oanh liệt, đập tan ý đồ ngông cuồng và ngoan cố của giặc Mỹ tại chiến trường Bắc Quảng Trị, buộc chúng phải thất thủ ở Khe Sanh”. Như vậy, sau 4 đợt tấn công, vây hãm của quân và dân ta từ 20/1 đến 9/7/1968, huyện Hướng Hóa, huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được giải phóng hoàn toàn.

Thắng lợi trên mặt trận đường 9 mà đỉnh cao là chiến thắng Khe Sanh-Hướng Hoá có ý nghĩa vô cùng to lớn. Cùng với thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, ta đã làm đảo lộn thế chiến lược của địch, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, chấm dứt ném bom phá hoại miền Bắc và ngồi vào đàm phán tại Paris.

Chiến thắng Đường 9 - Khe Sanh là bản anh hùng ca của dân tộc ta, của quân đội ta, cũng là niềm tự hào của quân và dân Quảng Trị và huyện Hướng Hóa anh hùng. Chặng đường 45 năm xây dựng và phát triển của huyện Hướng Hóa 9/7 (1968 - 2013) thật đáng phấn khởi và tự hào, thành tích đó đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận bằng việc phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới”.

Một số hình ảnh đi dự lễ kỷ niệm:

(Thắp hương tại cửa khẩu Cha Lo-đường đi Cổng Trời)
(Tại thành cổ Quảng Trị)

(Tại bến thả hoa trên dòng sông Thạch Hãn) 
(Bên bờ sông Thạch Hãn)

(Tại cứ điểm 241-Carrol)

(Trên cầu Đakrông)

(Tại nghĩa trang Khe Sanh (đồi Ku bốc)

(Với Thu Uyên tại sân bay Tà Cơn)


(Tại bảo tàng Đường 9-Khe Sanh)


(Bên máy bay Chehook CH-47 của Mỹ trên sân bay Tà Cơn)




(Tại buổi truyền hình trực tiếp)


(Tại lễ khởi công xây dựng đài tưởng niệm và bến thả hoa dòng sông Ô Lâu bên cầu Mỹ Chánh thuộc xã Hải Sơn-Hải Lăng-Quảng Trị)


 (Cùng đoàn trưởng và các cựu chiến binh)
(Thả hoa trên sông Ô Lâu dưới chân cầu Mỹ Chánh)


(Tại nghĩa trang liẹt sĩ Trường Sơn)
(Tại đèo Đá Đẽo trên đường Hồ Chí Minh)
(Tại cột mốc số 0 đường Hồ Chí Minh-Tân Kỳ-Nghệ An)
(Khu tưởng niệm anh hùng liệt sĩ khu vực bến phà Long Đại)

23 nhận xét:

  1. Thật cảm động mỗi khi trở về các địa chỉ này đồng đội ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứ mỗi lần được vào tri ân đồng đội là thấy mình khỏe ra anh ạ !
      Chúc anh một ngày mới bình an nhé !

      Xóa
  2. Chúc mừng anh có chuyến đi nhiều ý nghĩa ạ! Rất cảm động nhất là trong những ngày tháng 7 này đó anh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Như Mai nhiều !
      Chúc em một ngày mới tốt lành ! Có những ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ nhé !

      Xóa
  3. Cuối tuần sang thăm, chúc anh có những ngày nghỉ tràn đầy niềm vui, ấm áp bên gia đình và mọi điều tốt đẹp

    Trả lờiXóa
  4. Xem ở bên này được anh chú thích cụ thể, vẫn thấy sinh động hơn.
    Cái ảnh chụp với người đẹp, em đã khen rồi nhé. Giờ khen lại cho nó sướng mồm: Lão Cối được đứng cạnh người đẹp nên chụp hình duyên dáng thía. hehe.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Lộc Vừng nhiều !
      Chúc em có những ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ nhiều !

      Xóa
  5. Anh có chuyến đi về chiến trường xưa thật ý nghĩa, em xem hình thấy lòng lâng lâng xúc động anh à

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn MCT nhiều !
      Chúc mạnh khỏe, may mắn và thành công trong cuộc sống !

      Xóa
  6. Thật ý nghĩa_chúc mừng anh đã có chuyến đi thấm tình!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh cảm ơn nhà báo !
      Đi nhiều thấy khỏe ra nhà báo ạ !

      Xóa
  7. Cớ sao mà em vẫn thích anh cối trong trang phục này!!
    thích hơn là tình người trong ấy hiiii

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn em đã thích anh trong trang phục này Chăm Lê nhé !

      Xóa
  8. Chúc mừng anh Cối nhà ta
    Lần đầu tiên được chụp hình với nàng Thu Uyên

    U RA U RA U RA (~_~)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Được Chụp ảnh với Thu Uyên là hơi hiếm đấy nàng Bạch Dương ạ !

      Xóa
  9. Em sinh ra và lớn lên trong thời bình, những gì của chiến tranh, chỉ được học qua sách vở, qua lời kể của người đi trước. Những mất mát, hy sình của các thế hệ trước để cho tụi em có được ngày hôm nay thật cao quý, không gì bù đắp nỗi anh nhỉ. Cảm giác về lại nơi mình từng cùng đồng đội sống và chiến đấu, nhìn cảnh cũ nhớ người xưa, rồi cả lúc vui lần lúc buồn...chắc ...khó tả quá anh ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn em nhiều !
      Chiến tranh là đau thương, là mất mát em ạ !
      Cầu mong cho đất nước hòa bình, nhân dân được ấm no hạnh phúc !

      Xóa
  10. Em biết nhiều cô thích bồ thiên thần mũ đỏ
    Coi anh là lính, đẹp trai mà khỏe hơn ai
    Anh là thiên thần giữa trời mây, anh làm quân thù khiếp sợ oai
    Biết bao cô chờ, biết cô bao đợi, biết bao người mơ

    Hiii mếm chúc lão cuối tuần thật nhiều vui say...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lão cảm ơn Chăm đã ghé thăm !
      Chúc mạnh khỏe, vui vẻ và bình an nhé !

      Xóa
  11. Một chuyến đi thật nhiều ý nghĩa phải không anh, tri ân các liệt sỉ đã hy sinh, mong đến tháng 10 để lại được gặp anh, chúc ôsin cuối tuần được bà chủ thưởng nhiều yêu thương...!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh cảm ơn Gái Già nhiều !
      Chúc em có những ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ nhé !

      Xóa
  12. trung thu là tết thiếu nhi
    mà sao người lớn hay đi chơi nhiều
    đi nhiều rất dễ làm liều
    làm liều nên có thêm nhiều thiếu nhi
    ---
    hehe, vui vui trung thu!

    Trả lờiXóa