Hội Phủ Giày tại xã Kim Thái - Vụ Bản - Nam Định vốn được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm. Nhưng trong những ngày sát lễ khai ấn đền Trần, hàng vạn du khách đã rẽ qua dâng hương bà chúa Liễu Hạnh cầu may mắn. Vợ chồng nhà Cối cũng đi theo để lễ cầu may đầu năm.
Phủ Giầy thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh- (Mẫu Địa) là một trong 4 vị thánh bất tử ( Tản Viên sơn thánh- Thánh Gióng- Chử Đồng tử- Mẫu Liễu). Tương truyền Liễu Hạnh, con gái Ngọc hoàng vì lỡ tay làm vỡ chén ngọc phải đày xuống trần gian. Có đến 2 lần giáng thế. Lần đầu sinh làm con Lý Thái công ở Vân Cát, Phủ Giầy, Nam Định, tên là Giáng Tiên lấy Đào Lang được 2 con một trai, một gái, làm trọn nghĩa vợ thảo dâu hiền. Lần thứ hai giáng trần khuyến khích bảo vệ chồng con, bênh vực kẻ hèn yếu, trừng trị gian tham, chu du khắp đó đây làm thơ ngắm cảnh khi ở Đèo Ngang, Lạng Sơn, lúc ở Tây Hồ. Mẫu hiện thân tài đức đoan chính của "Mẫu nghi Thiên hạ".Đền thờ chính ở làng Vân Cát-Tiên Hương xã Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định.( Còn có đền Sòng Thanh Hoá, Tam Thanh Lạng Sơn, Phủ Tây Hồ, Hà Nội và nhiều nơi khác phối thờ trong điện Mẫu ).Lễ hội chính Phủ Giầy từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Ngày 1/3 : Lễ kỵ Thánh Mẫu. Ngày 5 và 6 tháng 3 rước Mẫu từ phủ chính lên chùa Gôi do gái đồng trinh cử hành. Ngày 7 tháng 3 đội hình người kéo chữ ( xếp chữ) “Thái bình thiên hạ” hoặc “Mẫu nghi thiên hạ”. Xen lẫn có hầu bóng, chọi gà, cờ người. Có tục ăn thịt bò thui cầu may. Du khách về lễ hội thăm quan quần thể di tích thắng cảnh:
Phủ Vân Cát:
Phủ chính Tiên Hương:
Lăng chúa Liễu Hạnh:
Phủ bóng:
Chùa Linh Sơn:
Và một số điểm khác như: Đền Khâm sai, đền Thượng, đền ông Khổng, đền Vua cha…
Còn trời còn nước còn non
Mồng 5 rước Mẫu ta còn đi xem
Ai về nhắn chị cùng em
Bảo nhau dắt díu đi xem hội này.
(ca dao lễ hội trong vùng)
Mồng 5 rước Mẫu ta còn đi xem
Ai về nhắn chị cùng em
Bảo nhau dắt díu đi xem hội này.
(ca dao lễ hội trong vùng)
Đường về phủ Giầy người đông nghịt. Một vùng di tích huyền thoại hiện ra không phải trong mơ. Sau bờ tre xanh và gốc đa làng cổ kính ẩn hiện thấp thoáng những cung thờ, những điện thờ lầu vàng gác tía nguy nga. Điệu chầu văn hát khúc dân ca dìu dặt bổng trầm dẫn ta vào cõi Thánh. Trầm hương nghi ngút lan toả dâng lên tận trời xanh lòng thành ngưỡng mộ của con nhang, phật tử trăm miền đất nước về tri ân công đức Mẫu. "Mẫu Nghi Thiên Hạ" dòng chữ lung linh soi bóng trên mặt hồ sen ngát tôn vinh nhắc nhớ công cha nghĩa mẹ bao đời. "Mẹ là mẹ cả, con là con chung!" Giang sơn, đất nước này có đến hôm nay, bao thế hệ còn đến hôm nay là công lao trời biển của bao người mẹ : phải kể đầu từ mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng rồi đến Mỵ nương Tiên Dung, Ngọc Hoa của thời vua Hùng dựng nước rồi Bà Trưng, Bà Triệu rồi một Hoàng phi ỷ Lan trị quốc an dân, dậy dân tằm tơ canh cửi , rồi một bà cung phi dậy dân đàn hát, chợ búa, cấy cày… cho đến bao thế hệ anh hùng liệt nữ trải dài mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước: quật khởi, bất khuất, trung trinh, hiếu thuận, nhẫn nhục hy sinh, chịu đựng trong nắng mưa bão lụt đem lại hạt gạo trắng và hoa thơm trái ngọt cho đời. Hình ảnh cao quý của Mẹ với bao đức hạnh tựu trung trong dáng hình Mẫu Liễu, một bà mẹ Việt Nam tươi tắn, nửa thần tiên, nửa thực trong đời.
Không phải ngẫu nhiên mà công chúa Huyền Trân đời Trần sau khi làm tròn sứ mạng lịch sử hệ trọng cho đất nước lại về chọn vùng quê núi sông cẩm tú này (Vụ Bản) dựng chùa tu giải thoát. Vẫn còn đây một đền Tiên Hương quê chồng và một đền Vân Cát cổ kính quê mẹ của bà Mẫu Liễu. Vẫn còn đây một kỳ quan lăng Mẫu Liễu với những cột đá, bệ bậc thờ đá chạm khắc uy nghiêm, trầm mặc dãi dầu trơ gan cùng tuế nguyệt nhìn ra bốn phương tám hướng của đời.
Đã gần 600 trăm (năm 1434-2012) huyền thoại Tiên và người Trần vẫn còn nguyên mới như vừa mới hôm qua. Dân tộc này, đất nước này thờ kính biết bao bà mẹ, bao đền đài miếu mạo cũng chưa thoả nguyện tấm lòng ngưỡng mộ.
"Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ", uống nước nhớ nguồn, đạo lý cha truyền con nối. Theo dòng người trẩy hội lễ đền xin thắp nén nhang thơm bằng cả tấm lòng thành kính biết ơn về Mẹ.
Cối đi Phủ Giầy hơi lâu Mùng 8 tháng 3 đến nhớ mua quà tặng em
Thú thật đây là lần đầu tiên em nghe thấy tên lễ "Phủ Giầy" , Em ngốc quá phải không anh?
Kính chúc anh chị mãi mãi hp ạ
Nghe nói Cối chuẩn bị đi Yên Tử để đi tu à? Đừng đi Cối ơi ? Tu rồi nỏ măm được thịt cầy uổng lắm, mà món thịt Cầy ngon lắm Cối ơi ? Đi tu phật bắt ăn chay Thịt chó ăn được thịt cầy thì không
Hì hì
Tem bạc luôn đoàn tàu mùa xuân ! Hi hi !
Lần đầu tiên BD được đọc và hiểu về những lễ hội đầu năm của các vùng miền và ở Nam Định l..
Hì hì ! Tem vàng nhà Cối phát nhá ! Chúc Cối ngày cuối tuần an lành ấm áp với gió mùa đông bắc nhá !