Đang đắp đê tại sông Đáy, phân lũ sông Hồng thì sáng ngày 16 tháng 3 chúng tôi nhận nhiệm vụ hành quân chiến đấu. Không kịp quay về đơn vị, ngày 18 tháng 3 chúng tôi khẩn trương lên tầu tại ga Cầu Yên (Ninh Bình) cơ động vào Vinh. Từ vinh chúng tôi chuyển sang cơ động bằng ô tô vào vị trí tạm dừng ở khu vực Tân Lý - Nam Quảng Bình và Vĩnh Linh. Tại đây chúng tôi sẵn sang làm công tác chuẩn bị sẵn sàng đợi lệnh tham gia giải phóng thành phố Huế.
Trước sức tiến công mãnh liệt của Quân đoàn 2 và các đơn vị bạn, ngày 26 tháng 3 Huế được giải phóng. Đơn vị chúng tôi nhận được lệnh cơ động vào miền Đông Nam Bộ, cùng với đơn vị bạn tham gia chiến dịch chiến lược giải phóng Sài Gòn-Gia Định.
Ngày 4 tháng 4 năm 1975 chúng tôi đã cơ mặt tại khu vực Đông Hà để cơ động theo trục đường số 9 đến Đakrông, theo trục đường chiến lược Tây Trường Sơn, theo quốc lộ 14 qua KonTum, Pleiku, Buôn Ma Thuột vào tập kết tại Đồng Xoài.
Về mùa khô, đường Tây Trường Sơn đỏ ngầu bụi đất, rừng Trường Sơn bạt ngàn một màu xanh che kín con đường mang tên Bác. Đội hình hành quân của đơn vị chúng tôi nối liền với đội hình của đơn vị bạn trải dài không ngớt. Xe chạy suốt ngày đêm, bụi cuốn mịt mù, núi rừng ầm ào náo nhiệt. Đi trên con đường Trường Sơn huyền thoại chúng ta mới thấy hết được niềm tự hào với sức mạnh vĩ đại, sự hy sinh cao cả của biết bao nhiêu con người đã mở con đường chiến lược nối liền từ Bắc vào Nam, nơi mà kẻ thù đã tìm trăm phương ngàn kế đã trút xuống đây biết bao bom đạn và chất độc hóa học cũng không thể lay chuyển được ý chí và lòng dũng cảm của chiến sĩ ta. Đường vào chiến dịch đã cuối mùa khô, trời nắng như đổ lửa, cỏ cây khô sém, cả một không gian rộng lớn nóng và bụi. Chưa bao giờ chúng tôi gặp trường hợp nóng và bụi như vậy. Đất trên mặt đường bị nghiền nát thành bột, ngập cả bánh xe, xe sau cách xe trước 5 đến 7m mà không nhìn thấy nhau giữa ban ngày, bụi phủ kín lá cây hai bên đường, bám đầy quần áo, đầu tóc, ba lô, vũ khí của người lính. Để khắc phục bụi đỏ của đất ba dan, chúng tôi phải đeo khẩu trang che kín miệng. Không khí ngột ngạt, khó thở bởi nóng và bụi.
Ngày 10 tháng 4, chúng tôi tới Buôn Ma Thuột, nơi vừa diễn ra cuộc tiến công chiến lược mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta. Đồn bốt địch bị san phẳng còn ngổn ngang các loại xe pháo, súng, đạn, dây thép gai. Thị xã Buôn Ma Thuột những ngày này trở nên ồn ào chật chội vì những đoàn xe từ các ngả đường Trường Sơn đổ về ngày càng nhiều để rồi từ đấy lại tiến về miền Đông Nam Bộ. Xe tên lửa, xe kéo pháo ngụy trang kín mít, xe công binh chở cầu phà, xe chở hàng, các loại xe tăng T54, T59, K63 trên mình bám đầy bụi đất giờ đây đã hợp điểm sẵn sàng hướng Sài Gòn thẳng tiến.
Nằm trong đội hình chiến đấu của sư đoàn 320b Quân đoàn 1, chúng tôi rất tự hào đã góp một phần nhỏ bé của mình cùng với các đơn vị bạn giành thắng lợi trong chiến dịch mang tên Bác, giải phóng thành phố Sài Gòn-Gia Định, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
37 năm đã trôi qua, đồng đội chúng tôi có những đứa nằm lại chiến trường, có đứa tiếp tục phục vụ trong quân ngũ, có đứa đã trở về với đời thường, nhưng anh em chúng tôi vẫn nhớ như in những kỷ niệm trong đời quân ngũ. Hàng năm vẫn gặp mặt để động viên nhau tiếp tục xây dựng cuộc sống mới và ôn lại những kỷ niệm không bao giờ phai nhạt.
Ngày 12 tháng 4 năm 1975, sau 12 ngày hành quân “thần tốc” vượt chặng đường dài 1.700 km, đơn vị chúng tôi đã có mặt tại Đồng Xoài tỉnh Phước Long-địa điểm tập kết của Quân đoàn 1, từ đây theo đường chim bay chỉ cách Sài Gòn khoảng 50km. Chúng tôi tiếp tục làm công tác chuẩn bị và đã sẵn sang nhận nhiệm vụ tác chiến của chiến dịch giao cho.
Ngày 18 tháng 4, đơn vị chúng tôi nhận nhiệm vụ chính thức của Quân đoàn giao: Sư đoàn làm nhiệm vụ thọc sâu vào Sài Gòn, đánh chiếm dinh Độc Lập, kết hợp cùng với các đơn vị khác giải phóng Sài Gòn. Một khó khăn với chúng tôi là từ Đồng Xoài vào khu vực tập kết ở Đá Mài Nam sông Bé có độ dài khoảng ngót 100 km phải đi bộ tắt rừng qua chiến khu Đ. Với phương tiện cơ giới phải mở một con đường từ 3 m rộng 6 m từ ngã 3 Trần Lệ Xuân vào Bến Bầu do công binh mở gấp. Khoảng 24 giờ ngày 21 tháng 4 chúng tôi đã có mặt tại khu vực tập kết đúng thời gian quy định.
Tại khu vực tập kết, Trung đoàn 27 chúng tôi được sư đoàn giao nhiệm vụ đánh chiếm khu vực đường 16 từ Bình Cơ đến dốc Bà Nghĩa có chiều rộng khoảng 3 km trong đêm 27 tháng 4 để mở rộng hành lang, sau đó tiếp tục đánh chiếm tuyến tử thủ của địch ở Lái Thiêu, mở đường cho Trung đoàn 48 thọc sâu vào Sài Gòn.
Đêm 27 tháng 4, Tiểu đoàn 5 bắt đầu cơ động luồn sâu vào lót sẵn ở Lái Thiêu để tạo thời cơ cho lực lượng thọc sâu của Trung đoàn tiêu diệt tuyến “tử thủ” này, mở đường cho hướng chủ yếu của Sư đoàn thọc sâu vào Bộ Tổng Tham mưu Ngụy. Đến gần 3 giờ sáng ngày 29 tháng 4 Tiểu đoàn đã áp sát Lái Thiêu.
Đúng 17 giờ ngày 28 tháng 4 Tiểu đoàn 4 nổ súng tiến công Tân Uyên, đến 21 giờ ta đã làm chủ hoàn toàn khu vực từ Bắc chi khu Tân Uyên đến Bình Cơ. Sáng 30 tháng 4, Trung đoàn 27 của tôi tiến công tiêu diệt quân địch tại thị trấn Lái Thiêu, trung tâm huấn luyện Huỳnh Văn Lương, Bộ Tư lệnh các binh chủng và lục quân công xưởng của địch ở Gò Vấp. Trung đoàn 48 thọc sâu vào Sài Gòn, đến 11 giờ 30 cùng với Trung đoàn 28 của Quân đoàn 3 làm chủ hoàn toàn Bộ Tổng tham mưu Ngụy
Nằm trong đội hình chiến đấu của sư đoàn 320b Quân đoàn 1, chúng tôi rất tự hào đã góp một phần nhỏ bé của mình cùng với các đơn vị bạn giành thắng lợi trong chiến dịch mang tên Bác, giải phóng thành phố Sài Gòn-Gia Định, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
37 năm đã trôi qua, đồng đội chúng tôi có những đứa nằm lại chiến trường, có đứa tiếp tục phục vụ trong quân ngũ, có đứa đã trở về với đời thường, nhưng anh em chúng tôi vẫn nhớ như in những kỷ niệm trong đời quân ngũ. Hàng năm vẫn gặp mặt để động viên nhau tiếp tục xây dựng cuộc sống mới và ôn lại những kỷ niệm không bao giờ phai nhạt.
Bác đang cùng chúng cháu hành quân
.
Cùng hành quân theo chân Bác nha Cối ơi ời ! Hì hì, những ngày này nghe..
Vậy là tôi với anh cùng sư đoàn rồi.anh ở pháo binh, còn tôi ở bộ binh.tôi là lính của d3-E48.tham gia tất cả các chiến dịch giải phóng từ..
T/H-320A-QĐ3.
Những ngày này sang nhà anh được sống cùng không khí chiến đấu năm xưa.
Vỹ thanh này thật đẹp phải ..
Giải phóng quê nhà..