Nhân dịp kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước và 40 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị, anh em chúng tôi tổ chức đi thăm lại chiến trường xưa, trước là để thắp nén nhang tri ân đồng đội đã ngã xuống trong những năm khói lửa, bom đạn ác liệt của cuộc chiến tranh để chúng tôi có cuộc sống ngày hôm nay và chứng kiến sự đổi thay của mảnh đất thân thương quanh năm chỉ có gió lào và cát trắng, nhưng với tấm lòng của người dân thì thật chan chứa tình người. 05 giờ sáng ngày 26 tháng 4, từ số nhà 135 Núi Trúc-Ba Đình- Hà Nội chúng tôi bắt đầu xuất phát theo quốc lộ số 6 lên Xuân Mai, theo trục đường Trường Sơn năm xưa, nay là con đường Hồ Chí Minh lịch sử.
(Ngã tư Xuân Mai)
Chúng tôi lần lượt đi qua các địa danh: Thị trấn huyện Yên Thủy (Hòa Bình); Thị trấn Ngọc Lặc, Yên Cát (Thanh Hóa); Thị trấn Tân Kỳ (Nghệ An); Phố Châu, Hương Khê (Hà Tĩnh). Đến khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng chúng tôi theo tuyến đường Đông Trường Sơn qua t.t Bến Quan (Vĩnh Linh).
(Dừng ăn sáng ở Yên Thủy-Hòa Bình)
(Đường qua huyện Tân Kỳ-Nghệ An)
Trải qua 16 năm chiến đấu ác liệt gian khổ, không chùn bước trước mọi khó khăn, cả Trường Sơn sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng: Lực lượng nào, đơn vị nào cũng có những sự tích anh hùng; con đường nào, địa điểm nào cũng là mãnh đất thiêng liêng rực lửa. Bộ đội đường Hồ Chí Minh đã thắng địch, "thắng trời" làm nên con đường huyền thoại- Con đường đi tới độc lập, tự do của Tổ quốc. Văn bia trên Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn khắc đậm dòng chữ: "Năm tháng sẽ trôi qua, những đóng góp của bộ đội đường Hồ Chí Minh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến vào cuộc chi viện cho các chiến trường sẽ mãi mãi được ghi vào trang sử oanh liệt của dân tộc ta, của quân đội ta như một thiên anh hùng ca bất tử..." Từ năm 1973, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng căn dặn, đường Trường Sơn sau này phải được mở rộng và kéo dài phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Hơn 20 năm sau ngày đất nước thống nhất, huyền thoại Trường Sơn lại được tô đậm với con đường mà cả nước mong đợi. Tháng 5 năm 2000, đường Trường Sơn được phát lệnh khởi công. Con đường của thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa được bạt núi, san đèo nối dài đất nước, mở hướng khai thác tiềm năng kinh tế - xã hội phía Tây của Tổ quốc. Con đường mòn huyền thoại-con đường Hồ Chí Minh oai hùng sẽ mãi mãi là niềm tự hào và kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam . Chúng tôi tự hào được đi trên con đường Hồ Chí Minh hôm nay.
(Dừng chân trên đèo Đá Đẽo-Đường Hồ Chí Minh)
Dọc hai bên đường Hồ Chí Minh hiện đại, nhánh đông từ Thạch Quảng (Thanh Hoá) đến thị trấn Cam Lộ (Quảng Trị), dáng dấp của con đường xuyên Việt hiện ra với 2 làn xe chạy cùng những cầu, cống, hệ thống thoát nước, chống sụt trượt được kiên cố. Trên tuyến đường phẳng lì còn tươi màu sơn đã hình thành những khu phố, những thị tứ mới với nhà cửa san sát. Hơi thở của cuộc sống hiện đại đã tràn về hai bên đường Hồ Chí Minh, cho tới những bản làng heo hút dọc dải đất phía Tây xa xôi. Trên tuyến đường thuộc tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, nhà sàn của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô mọc lên san sát, nhiều gia đình đã bắt đầu biết mở quán bán hàng. Trước đây những vùng này đất hoang hoá, bom cày, đạn xới, đường đi khó khăn, cách trở, cơ sở hạ tầng đều thấp kém, lạc hậu. Nay được ''dải lụa Trường Sơn'' vắt qua, những công trình, những nét văn minh đã về tới các xã đặc biệt khó khăn ở vùng xâu, vùng xa của đất nước. Con đường Hồ Chí Minh công nghiệp hoá cũng sẽ là tiền đề cho việc phát huy mọi nguồn lực ở địa phương. Nhiều triệu ha đất trồng cây công nghiệp dọc tuyến đang được quy hoạch lại. Tỉnh Quảng Trị đang tập trung đầu tư cho khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo, xây dựng Lao Bảo trở thành phố núi trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, cửa ngõ trên tuyến đường xuyên Á Đông - Tây. Các huyện Hướng Hóa, Đakrông, Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh có con đường Hồ Chí Minh đi qua đã chuẩn bị dự án về các khu công nghiệp, vùng nguyên liệu để xoá đói giảm nghèo, để tận dụng đất đai và nguồn nhân lực. Các làng thanh niên lập nghiệp dọc tuyến đường đã được thành lập và bắt đầu phát huy hiệu quả. Đoạn đường Hồ Chí Minh huyền thoại nối từ Đường 9- Khe sanh đến Tà Long (huyện ĐaKrông) đi qua khu bảo tồn thiên nhiên kỳ vĩ, qua các bản làng đồng bào dân tộc đang sinh sống đã được phục hồi nguyên trạng với các lán trại, hầm hào chiến đấu để phục vụ du khách trong chương trình hoài niệm chiến trường xưa, như là một gạch nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa một thời con đường Hồ Chí Minh trong chiến trận đến con đường Hồ Chí Minh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thế kỷ 21.
(Dừng chân trên đèo Đá Đẽo-Đường Hồ Chí Minh)
Dọc hai bên đường Hồ Chí Minh hiện đại, nhánh đông từ Thạch Quảng (Thanh Hoá) đến thị trấn Cam Lộ (Quảng Trị), dáng dấp của con đường xuyên Việt hiện ra với 2 làn xe chạy cùng những cầu, cống, hệ thống thoát nước, chống sụt trượt được kiên cố. Trên tuyến đường phẳng lì còn tươi màu sơn đã hình thành những khu phố, những thị tứ mới với nhà cửa san sát. Hơi thở của cuộc sống hiện đại đã tràn về hai bên đường Hồ Chí Minh, cho tới những bản làng heo hút dọc dải đất phía Tây xa xôi. Trên tuyến đường thuộc tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, nhà sàn của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô mọc lên san sát, nhiều gia đình đã bắt đầu biết mở quán bán hàng. Trước đây những vùng này đất hoang hoá, bom cày, đạn xới, đường đi khó khăn, cách trở, cơ sở hạ tầng đều thấp kém, lạc hậu. Nay được ''dải lụa Trường Sơn'' vắt qua, những công trình, những nét văn minh đã về tới các xã đặc biệt khó khăn ở vùng xâu, vùng xa của đất nước. Con đường Hồ Chí Minh công nghiệp hoá cũng sẽ là tiền đề cho việc phát huy mọi nguồn lực ở địa phương. Nhiều triệu ha đất trồng cây công nghiệp dọc tuyến đang được quy hoạch lại. Tỉnh Quảng Trị đang tập trung đầu tư cho khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo, xây dựng Lao Bảo trở thành phố núi trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, cửa ngõ trên tuyến đường xuyên Á Đông - Tây. Các huyện Hướng Hóa, Đakrông, Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh có con đường Hồ Chí Minh đi qua đã chuẩn bị dự án về các khu công nghiệp, vùng nguyên liệu để xoá đói giảm nghèo, để tận dụng đất đai và nguồn nhân lực. Các làng thanh niên lập nghiệp dọc tuyến đường đã được thành lập và bắt đầu phát huy hiệu quả. Đoạn đường Hồ Chí Minh huyền thoại nối từ Đường 9- Khe sanh đến Tà Long (huyện ĐaKrông) đi qua khu bảo tồn thiên nhiên kỳ vĩ, qua các bản làng đồng bào dân tộc đang sinh sống đã được phục hồi nguyên trạng với các lán trại, hầm hào chiến đấu để phục vụ du khách trong chương trình hoài niệm chiến trường xưa, như là một gạch nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa một thời con đường Hồ Chí Minh trong chiến trận đến con đường Hồ Chí Minh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thế kỷ 21.
Trải qua hơn 16 giờ cơ động liên tục, đến 21 giờ 30 ngày 26 tháng 4 chúng tôi đã có mặt tại T.P Đông Hà - thủ phủ của tỉnh Quảng Trị chuẩn bị cho những ngày thăm lại chiến trường xưa và để được tri ân các anh hung liệt sĩ đã hy sinh trên mảnh đất này.
.
Chúc anh ngày cuối tuần vẫn " Bác đang cùng các cháu hành quân " nhé !
Kính chúc các Ông, bà, cô chú, các bác, các anh chị luôn mạnh khỏe, vui vẻ, hạnh phúc trong cuộc sống thanh bình này.
Sao bạn không là người đầu tiên "bóc tem" nhỉ?
***************************************
TN TEM cho ninh..CU DO nha....KN chuyen di tren ca tuyet voi anh nhi?