Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Nhân Cách mạng Tháng 10 lại nhớ nước Nga !


13:34 3 thg 11 2011Công khai4 Lượt xem46
Giữa cái ồn ào của phố xá của thành Nam vào một ngày cuối thu, tôi chợt nghe lời bài hát “Chiều Matxcơva” vang lên. Có lẽ nỗi nhớ nước Nga sâu thẳm trong tim những cựu sinh viên học ở Nga nói chung và Học viện Quân sự Frunde ở Matxcơva nói riêng vẫn “không bao giờ nguôi”….
Khóa học 1980-1984 ngày ấy, Việt Nam có 05 sinh viên theo học học viện Quân sự Frunde - một ngôi trường nằm ở Thủ đô Matxcơva, trong đó có người nay là các tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam. Họ giống nhau ở chỗ đều là những sĩ quan có chức vụ từ Tiểu đoàn trưởng trở lên có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, đang ở lứa tuổi đẹp nhất của đời người, có lẽ vì thế mà những gì họ cảm nhận về nước Nga, về học viện Quân sự Frunde đến giờ sau 31 năm vẫn vẹn nguyên, rõ nét như chỉ mới hôm qua.
Ngày đó, để được sang Nga học tập, toàn quân chỉ có 5 chỉ tiêu được lựa chọn từ những cán bộ tiểu đoàn tốt nghiệp THPT, lập thành thích xuất sắc trong chiến đấu. Họ tập trung về Trường văn hóa Quân đội tại Hà Nội và phải trải qua một kỳ thi tuyển sát sao để lựa chọn những người tiêu biểu nhất. Tốp 05 người có điểm cao nhất  sau đó sẽ được sang Nga với khóa học dài 4 năm, trong đó có một năm dự bị. 
(Lớp học viên Việt Nam với học viên Mông Cổ cùng cô giáo Nga văn-ảnh chụp năm 1980)
Những ngày đầu, học tiếng thật khó khăn, bởi đối với cán bộ các thành phố lớn còn được học ngoại ngữ chứ cán bộ tỉnh lẻ thì bắt đầu như với trẻ tập đọc, tập viết. Mất năm đầu rồi đến năm thứ 2, nhờ môi trường liên lục được cọ sát với học viên Nga, với người dân Nga và với học viên các nước, nên ngoại ngữ của các học viên Việt Nam đã “lên” thấy rõ. Họ giao tiếp được bằng tiếng Nga, nghe đọc, hiểu bài giảng trên lớp bằng tiếng Nga. Và có lẽ nhớ nhất đến những ngày đầu tiên ấy, trong ký ức của các cựu học viên Frunde đều về những người thầy Nga yêu thương học viên Việt như anh em ruột thịt của mình.
          Dường như giữa các thầy người Nga và học viên Việt Nam có mối đồng cảm sâu sắc, nước Nga cũng đã từng  trải qua cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, còn Việt Nam cũng vừa trải qua cuộc chiến tranh giải phóng năm 1975 và cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam năm 1979. Có lẽ vì thể các thầy yêu thương chúng tôi như anh em ruột thịt của mình.
Chúng tôi học được nhiều phương pháp Tham mưu tác chiến, lý luận và cách đánh cũng như việc làm chủ các vũ khí, khí tài quân sự mà bạn trang bị cho quân đội ta, cũng như cách hành xử của họ với những người bạn quốc tế. Tất cả 5 anh em chúng tôi đều trưởng thành, đều là cán bộ cao cấp trong quân đội, có người mang quân hàm cấp tướng, như: anh Nguyễn Văn Đạo, trung tướng, Tư lệnh Quân khu 1; anh Trần Quốc Phú, trung tướng, Hiệu trưởng Trường sĩ quan Lục Quân 1….
Năm 1987, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới tôi lại quay lại đất nước của Lê nin vĩ đại. Trước khó khăn của thời kỳ đổi mới (Perextờrôika) cuộc sống của người dân Nga bắt đầu rất khó khăn, hàng hóa bảo đảm sinh hoạt rất khó khăn, người dân phải xếp hàng dài giằng dặc để mua hàng. Mặc dù vậy, bạn vẫn giành cho chúng tôi một cửa hàng riêng để phục vụ cho học viên nước ngoài. Những tình cảm sâu nặng đó, đối với chúng tôi không bao giờ phai nhạt ! 
Hiện nay anh em chúng tôi có kẻ đang tại ngũ, có người đã hoàn thành nhiệm vụ về nghỉ hưu với gia đình.  
(Đi nghỉ mát ở Biển Đen)
(Thăm nông trang ở ngoại ô Matxcơva)
(Học viên các nước xã hội chủ nghĩa khóa học 1980-1984 tại học viện frunde-C120mm đứng thứ 6 hàng thứ nhất từ trái sang)
(Học viên Việt Nam tại trung tâm tập huấn Vuwsstren Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Liên Xô năm 1987-1988-C120mm đứng thứ 3 hàng thứ 3 từ trái sang)
Đi trên phố đông, bất chợt nghe tiếng nhạc Nga, bất chợt nhìn thấy bức tranh có hình ảnh của nước Nga, đều gợi cho tôi nỗi nhớ da diết… Và tôi dám chắc rằng, tất cả những người từng học ở Nga đều có chung cảm giác ấy. Cảm giác xốn xang về những chiều vàng trên đồi Lê – Nin, những kỷ niệm với  thầy cô, bè bạn và cả những ngày đông giá rét thực hành ngoài thao trường…
Không chỉ đào tạo cho Việt Nam những thế hệ cán bộ có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức để xây dựng quân đội chính quy, từng bước hiện đại, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, sau này còn lớp lớp những người trẻ vẫn sang Nga tiếp tục học tập dù Liên Xô cũ đã tan rã. Trở về từ nước Nga tươi đẹp, dù ở cương vị  nào chúng tôi vẫn cảm nhận thật sâu sắc tình cảm với nước Nga.
“Chiều thanh vắng là đây âm thầm gió rì rào
Rừng cây chim buông lắng suốt canh thâu
Ơi em thấu chăng tình trong long bao trìu mến
Matxcơva bên chiều vắng thanh bình
Hỡi em thấu chăng tình trong long bao trìu mến
Matxcơva bên chiều vắng thanh bình….”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét