Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Đi chợ Viềng đầu Xuân !


14:25 9 thg 2 2011Công khai0 Lượt xem42
Mùng tám sắm sửa đi chơi chợ Viềng
Chợ Viềng năm có một phiên
Trai gái tốn tiền mua sắm trầu cau

Chợ Viềng thuộc địa phận xã Trung Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Ðịnh. Phiên chợ Viềng (Vụ Bản, Nam Ðịnh) đã trở thành một nét văn hoá độc đáo của vùng quê này. Trước đây 2 thế kỷ, chợ còn có tên là chợ chơi du xuân (du xuân thị). Tuy nhiên, bao quanh nó là cả một quần thể di tích thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh - Thần chủ Ðạo Mẫu Việt Nam, nên song song với việc đi chơi chợ chính là hoạt động lễ Mẫu để Người ban cho sức khoẻ và tài lộc.

Chợ Viềng mỗi năm chỉ họp có đúng một phiên thôi, một phiên chợ kéo dài từ nửa đêm mồng 7 đến sáng mồng 8 tết. Lỡ một phiên chợ Viềng là lỡ cả một năm, và cũng có thể là lỡ cả một đời người. Dân Nam Ðịnh đi chợ Viềng đầu năm đã đành, người tứ xứ từ Hà Nội vào, Thanh - Nghệ ra, Hải Phòng - Quảng Ninh lên, ai cũng cố đi chợ Viềng một lần để mong có lộc cho cả năm buôn may bán đắt; để chơi, để kiếm món đồ có giá hời, thậm chí chỉ để lấy tiếng là đã đi chợ Viềng. 

Chợ là hai dãy quán chủ yếu là tre, nứa dựng tạm ở bên lề đường, chạy dài suốt 5km với đầy đủ sắc màu. Chợ cũng bày bán đủ mọi thứ hàng hoá, nhưng điều đặc biệt ở đây là cả người bán lẫn người mua đều không đặt mục đích lợi ích kinh tế lên trên hết. Ðến chợ Viếng vào xuân, mục đích chính là để cầu mong phát tài phát lộc. Ðó chính là lợi ích tinh thần, chỉ cần tham dự chợ là đã được xem là có may mắn trong cả năm.

Tiếng là chợ nhưng ở đây người ta không mua, bán những nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống con người như gạo, thịt, quần áo, giày dép... càng không phải là các thứ hàng cao cấp, xa xỉ. Chúng đơn giản chỉ là những sản phẩm mang tính chất phục vụ sản xuất tiểu nông như cái cày, cái cuốc, cái dao, cái liềm, cái thúng, cái mủng... hoặc là một số giống cây trồng, vật nuôi như cây chanh, cây ớt, các loại cây cảnh, cây ăn trái... bạn cũng có thể tìm thấy ở đây những bộ tế khí, những chiếc lư hương bằng đồng...

Những người buôn bán ở các tỉnh lân cận như Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình cũng cơm nắm cơm đùm đi từ sáng sớm để kịp buổi chợ. Nhữngngười ở tỉnh xa hơn như Thanh Hóa, Lạng Sơn, Hà Giang phải đến từ chiều hôm trước tìm nhà nghỉ trọ. Suốt cả vùng từ đêm trước phiên chợ ánh điện chan hoà. Những người buôn bán đến Viềng dù xa hay gần, thuận lợi hay cách trở, đến đây mọi người đều mang thứ đặc sản của quê hương mình tham gia phiên chợ.

Chợ Viềng dù chỉ một ngày phiên nhưng hàng hóa thì ngàn vạn, quán ăn hàng quà rải suốt ba cây số. Dân trong vùng và xung quanh mang các thứ cần dùng cho đời sống, công việc và học tập của con cháu hàng ngày để mua, bán, trao đổi. Từ các loại cuốc, xẻng đến bát, đĩa, rổ, rá, áo quần, giầy dép cho tới quyển sách, cái bút tồi cây kim, sợi chỉ càng có mặt trong ngày phiên chợ. Trong chợ còn có bán cả các sản phẩm đặc trưng, nổi tiếng của từng vùng như rau cần Thiệu Vịnh, bồ, đó Văn Tập, vó lưới Bồng Làng. Chợ còn l2 nơi bán các loại đồ dùng cũ, ai đến chợ cũng phải mang một vài thứ gì đó, từ một chiếc nồi cũ hay một chiếc cuốc để mòn đều có thể đem bày bán.

Bên cạnh những món hàng truyền thống vài chục năm gần đây chợ còn bán cây giống lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xà cừ, cây giống ăn quả như vải thiều, nhãn Hưng Yên, táo Thiện Phiến. Phiên chợ mà người bán không cần bán đắt, người mua chẳng thiết tha lắm với giá rẻ, đắt, chỉ cần " bán", " mua" lấy được cho phát tài quanh năm. Chợ còn là nơi giới thiệu làng nghề, tay nghề ở những vùng quanh đó. Nhiều đôi nam thanh nữ tú tay trong tay vãn cảnh chợ Viềng, cầu mong cho hạnh phúc lứa đôi. Hội chợ Viềng đầu xuân thật vui vẻ nhộn nhịp với tiếng chiêng, trồng hòa lẫn với tiếng gò mâm, gò nồi, hàng búa thợ rèn cùng với âm thanh của hàng ngàn, hàng vạn người mua, kẻ bán, người xem đã tạo nên thứ âm thanh ồn ào, rất đặc trưng của phiên chợ Viềng xuân.

Nếu nói đến chợ Viềng mà chỉ nói đến những thứ vừa nêu trên thì chưa thật đầy đủ, vì điểm nổi bật và gây ấn tượng nhất đối với mỗi du khách chính là những miếng thịt bê được thui vàng ruộm. Hẳn chẳng cần phải tinh ý cũng nhận thấy dọc hai bên đường đi vào chợ có rất nhiều những phản thịt bê đầy ăm ắp. Người ta quan niệm đi chợ Viềng mà không mua bán một thứ gì đó cũng như không có một miếng thịt bê mang về lấy lộc thì coi như chưa đến chợ Viềng, chưa được may mắn. Phải chăng cũng chính vì mang ý nghĩa tâm linh ấy nên hầu như mọi hoạt động trong chợ đều diễn ra theo kiểu "nói sao, mua vậy". Nghĩa là, người bán không cần nói thách và người mua cũng chẳng phải mặc cả, bởi người xưa cho rằng nếu còn chút gì đó "băn khoăn" về giá cả thì sẽ làm mất hết lòng thành kính và sự tôn nghiêm.

Chợ Viềng họp vào ngày mùng 8 tháng Giêng, nhưng trước đó, từ chiều tối mùng 7, hàng chục vạn khách phương xa, đặc biệt là những người bán hàng đã tề tựu đông đủ, chuẩn bị cho một phiên chợ cầu may ngày xuân.

Trong khi chúng ta đang cùng nhau "xây dựng và phát triển một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" như Nghị quyết Trung ương 5 của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII đề ra thì việc duy trì và tổ chức thường xuyên những lễ hội truyền thống như hội chợ Viềng là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa tính lành mạnh của các hoạt động lễ hội, Ban tổ chức cũng nên có nhiều biện pháp cứng rắn và kiên quyết hơn nhằm loại bỏ việc bày bán các văn hoá phẩm mang tính mê tín dị đoan như sách tử vi, tướng số; hiện tượng xem tướng, bói toán, lên đồng... và tình trạng mất an ninh trật tự trong ngày hội. Làm được điều này thì ý nghĩa tốt đẹp của những lễ hội sẽ càng được nâng lên và để lại những ấn tượng sâu sắc đối với du khách.

Viếng Phủ và hầu văn Phủ Giày

Thật ra Viềng không phải là tên riêng một chợ hay địa danh của bất cứ địa phượng nào.Trên đất Nam Định có khá nhiều chợ Viềng - tên gọi chung tất cả các phiên chợ đầu xuân họp vào đêm mồng 7 rạng sáng mồng 8 tết. Cái tên chợ Viềng chắc chắn là tên Nôm, nhưng ý nghĩa chính xác là gì, xuất phát từ đâu thì các nhà ngôn ngữ và văn hóa còn đang tranh cãi. Chỉ biết cho đến hiện tại còn lại bốn chợ Viềng: Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và Nam Trực, trong đó Viềng Vụ Bản và Viềng Nam Trực qui mô và nổi tiếng hơn cả. 

Chợ Viềng Vụ Bản còn gọi là Viềng Phủ vì nằm ngay sát cạnh Phủ Giày - một trong những phủ thờ bà Chúa Liễu nổi tiếng nhất VN. Viềng Phủ thuộc xã Trung Thành, huyện Vụ Bản, có hai đặc sản nổi tiếng là cây cảnh và thịt bò.

Chợ Viềng Phủ được nhóm họp từ khoảng 8-9 giờ tối với hàng trăm xe máy, hàng ngàn xe đạp và quang gánh chở cây cảnh đến tập kết trên bãi chợ. Cây đủ các loại, từ rẻ tiền như hoa thược dược 1.500 đồng/2 cây đến đắt tiền như cây sanh 100 tuổi, tán rộng bằng cái nong, sáu người có thể trải chiếu bày một mâm rượu lên thù tạc mà không rung rinh, giá chừng hơn trăm triệu đồng. Trời rét như cắt lại thêm mưa phùn lây rây, người đi chợ co ro trong những tấm áo sù sụ, soi đèn pin vào những thân cây mà chèo kéo khách. Thường thì giá rẻ lắm, chỉ chừng 5.000-10.000đ là mua được cây thiên tuế nhỏ, thậm chí cả một cây hồng xiêm chiết cành, đã đâm rễ, đang bói quả.

  Theo lời những người già ở Viềng Phủ thì đi chợ Viềng đầu năm chủ yếu để lấy may, ai mua gì cũng được miễn là có để lấy chút may mắn đầu năm.

Mời các bạn xem một số hình ảnh chợ Viềng đầu xuân ở Vụ Bản-Nam Định:

(Cổng vào chợ Viềng-Vụ Bản)
(Đưa cả trẻ đi chợ cầu may)
(Mua hoa về nhà cầu may)
(Mua đồ cũ để lấy may mắn)
(
(Mua đồng hồ cũ, có cái đến 500.000 đồng đấy ! )
(Mua kiềng nấu bếp)
(Mua thúng, mủng, dần, sàng để lấy may)
(Bán cây cảnh, có nhiều cây có giá trị đến hàng trăm triệu; nhưng cũng có cây chỉ vài chục ngàn)
(Quang cảnh chợ về đêm)
(Phủ Tiên Hương)
(Ô tô các nơi về chợ Viềng)
(Đường lên chùa Mẫu Thượng ngàn)

(C120mm nghỉ ngơi sau một trận leo núi và vào các chùa) 
(Bà xã ngồi nghỉ trên chùa Linh Sơn Tự)
(Lăng chúa Liễu Hạnh) 
(Toàn cảnh Phủ Bóng)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét