Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Nhớ lại một thời đã qua (phần 1 !


Trong những ngày này trên VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam đang chiếu bộ phim “Bí thư tỉnh uỷ”, trong tôi những kỷ niệm của một thời quá khứ lại ùa về. Có lẽ các bạn trẻ hiện nay xem phim không tránh khỏi những thắc mắc và hỏi tại sao lại như thế ? Sao lại như vậy ? Toàn những chuyện thật mà như là chuyện bịa. Thật trăm phần trăm đấy các bạn ạ, chẳng bịa một chút nào. Xem qua bộ phim, tôi bất chợt có ý định viết một số hồi cảm về chính bản thân mình được sống trong thời kỳ lịch sử gian khổ, hy sinh nhưng cũng đầy hào hùng, oanh liệt đó của Đất nước.
Tôi sinh ra và lớn lên tại một làng nhỏ bé nằm dọc theo con sông Đào chảy qua phía Bắc thành phố Nam Định, giáp với làng cụ Tú Xương (làng Vị Xuyên) có bà vợ “Quanh năm buôn bán ở Mom sông, nuôi đủ năm con với một chồng…”

Làng tôi ngày xưa có 80 gia đình, năm 1971 sau trận lụt một số gia đình chạy vào bên trong đê, hiện nay chỉ còn hơn 10 nóc nhà.


Cái bờ đê gắn liền bờ sông năm xưa, nơi tôi đi đánh dậm nay đã trở thành một con đường nhựa thẳng tắp chạy dọc theo phía Đông Nam thành phố.

Không biết có phải tại cái mạch đất hay không mà ở cái làng này ai cũng sinh nhiều con, nhiều thì từ 8 đến 10 đứa mà ít cũng 5 đến 7 đứa. Bố mẹ tôi sinh ra được 7 anh em, kém 2 chiến sĩ nữa là vừa tròn một tiểu đội. Gia đình tôi có 6 anh em trai và một em gái, bố tôi làm công nhân, mẹ làm ruộng. Sống ở cái thời điểm bao cấp ấy, con phải theo mẹ nên cuộc sống của gia đình tôi vất vả không biết đến chừng nào. Một gia đình có 8 miệng ăn mà chỉ có 2 lao động chính nên cơm chúng tôi ăn không đủ no, mặc cũng không đủ ấm. Sống qua thời tổ đổi công rồi bước sang hợp tác xã mỗi ngày mẹ tôi đi làm chỉ được có 10 đến 12 điểm, quy điểm ra thóc thì chỉ có vài lạng thóc cho một ngày công thôi. Sau mỗi đợt căn cứ vào số điểm của Mẹ khi nào nghe tiếng kẻng của hợp tác xã chia thóc hay chia khoai, ngô thì từng gia đình ra sân kho để nhận. Mỗi lần ra kho nhận thóc, gia đình người ta thì gánh lớn gánh bé, còn nhà mình có lao động đâu mà nhận nhiều. Chúng tôi còn nhỏ, chấp nhận cảnh rau cháo, nhưng chúng tôi rất thương yêu nhau, tích cực học tập, ngoài thời gian đi học đứa lớn làm việc lớn, đứa bé làm việc bé để giúp đỡ mẹ.
Năm học lớp 6 anh trai và tôi đã như một lao động chính trong gia đình, thay nhau giúp mẹ trồng vườn, chăn trâu, bắt tôm bắt cá để thêm thu nhập giúp mẹ mua lương thực trong lúc khó khăn. Bố tôi làm công nhân xa nhà, một tháng đôi ba lần về thăm mẹ con tôi. Buổi tối chúng tôi học bài đến khoảng 22 giờ, trước khi đi ngủ còn nhắc mẹ đánh thức để tôi dậy sớm đánh dậm kiếm tôm cá. Như thường lệ khoảng 02 giờ sáng là chúng tôi dậy, bắt đầu đánh dậm từ ngã 3 đền Cây đến hết cầu Treo thì cũng là lúc đài tiếng nói Việt Nam cất lên tiếng hát“giải phóng Điện Biên, bộ đội ta tiến quân trở về…” chúng tôi vội vã trở về nhà cho mẹ chuẩn bị đi chợ và chúng tôi đến trường.
Năm tháng trôi đi, anh em tôi cũng trưởng thành dần. Năm 1967, vì điều kiện gia đình vất vả nên anh cả  học xong lớp 7 phải nghỉ để lao động giúp mẹ. Tôi tiếp tục bước vào cấp III. Trường cấp III nơi tôi học sơ tán cách xa thành phố khoảng 20 km nên chúng tôi phải ở trọ. Cứ chiều thứ bảy về nhà, chiều chủ nhật lại gánh gạo củi lên trường.
Trên chiến trường Miền Nam, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968 đã giành được những thắng lợi to lớn, tiêu hao tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, buộc chúng phải ngồi vào đàm phán với ta ở hội nghị Pari. Tuy nhiên, đến cuối năm 1968 lực lượng của ta bị tổn thất rất nhiều, cuộc năm 1969 và năm 1970 ta phải tiếp tục củng cố, bổ sung lực lượng. Tháng 12 năm 1969 nghe tiếng gọi của Đảng, anh trai tôi lên đường nhập ngũ. Cái ngày anh trai tôi lên đường vào Nam chiến đấu tôi vẫn còn nhớ mãi, bố thì công tác xa không về được, nhà thì nghèo, bà và mẹ tôi thương anh tôi, đêm nào cũng khóc. Vì phải học xa nhà nên không tiễn anh được, anh tôi ra đi gia đình không có một người đưa tiễn. Bà và mẹ tôi thương anh, cứ tối đến là thắp hương trên bàn thờ cầu mong cho mọi điều tốt đẹp, bởi vì mọi người đều xác định đã ra đi là sẵn sàng chấp nhận sự hy sinh, hoặc nếu trở về cũng chẳng còn nguyên vẹn. Mỗi lần về qua nhà, biết bà nội và mẹ tôi buồn, thường nhắc nhở tôi tập trung học hành cho tốt để sau này trở thành người có ích cho xã hội.
(Còn nữa)

20 nhận xét:

  1. Trả lời
    1. Anh cảm ơn Minh Châu Trần đã ghé thăm !
      Chúc em mạnh khỏe, may mắn và hạnh phúc nhiều !

      Xóa
  2. Ghé thăm anh đọc một thời đã qua, chúc anh luôn sức khỏe hạnh phúc đông đầy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh cảm ơn em nhiều !
      Chúc mạnh khỏe, hạnh phúc và may mắn nhiều GG nhé !

      Xóa
  3. Hồi bộ phim "Bí thư tỉnh ủy" mới chiếu bọn em đợi cả ngày mới xem được đó anh ah, cái thời bao cấp là vậy lạc khẩu và tư tưởng không có thoàng như bây giờ, làng anh đẹp quá thật thanh bình, ghé thăm anh nhâm nhi lại chuyện củ chúc anh ngày mới vui vẻ hạnh phúc!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh cảm ơn em đã ghé thăm !
      Nhân dịp năm mới chúc em và gia đình mạnh khỏe, vui vẻ và bình an !

      Xóa
  4. Đọc để cảm nhận...và thấm thía cái đói khổ thời thơ ấu của anh em chúng mình....
    Cái hồi đó tuy ai cũng nghèo khó...nhưng vẫn vui...mà yêu quý nhau tình làng nghĩa xóm sao đến lạ....
    Ngày nay khác hẳn phải không anh?
    Chúc anh và gia đình khỏe vui - Mẹ em chưa uống thuốc lá đc ( tập trung chữa bệnh tim trc)- Em đang uống thang thứ 3 rồi anh ạ....
    Cám ơn anh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúc mọi điều may mắn đến với em và gia đình em nhá !

      Xóa
  5. Chúc bạn buổi chiều an lành nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn MTL đã ghé thăm !
      Chúc một buổi chiều vui vẻ nhé !

      Xóa
  6. Mấy bữa bên làng fây vắng bóng anh..???
    Vì sao thế?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy bữa bên làng fây vắng bóng anh !
      Bởi vì anh bận nên không hăng
      Có ngày giá cao cơm hai bữa !
      No say nên chẳng ghé được thăm !

      Xóa
  7. Một thời ai qua rồi cũng nhớ nhưng lại rất nghĩa tình

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn Thanh Nhã đã ghé thăm !
      Chúc mạnh khỏe, hạnh phúc và may mắn nhé !

      Xóa
  8. Anh Cối miềng lại nhớ 1 thời gian lao mà anh dũng, 1 thời gian khổ nhưng trọn niềm tin rồi. Chúc anh Cối chuẩn bị đón tết bán được nhiều cây cảnh anh nhé ! (~_~)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh cảm ơn Nàng Bạch nhé !
      Chuẩn bị tết đến đâu rồi ?
      Hẹn một ngày gặp lại nhé !

      Xóa
  9. Những ký ước của một thời mãi không bao giờ quên anh nhỉ, ghé thăm anh chúc anh buổi chiều tràn đầy niềm vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh cảm ơn em đã ghé thăm !
      Chúc mạnh khỏe, may mắn nhiều !

      Xóa